connect-telegram

10 LÝ DO MỌI NGƯỜI THẤT BẠI VỚI AMAZON

Không phải ai cũng thành công trên Amazon. Có rất nhiều lý do cho việc này, nhưng tại blog này, BurgerPrints sẽ chia sẻ 10 “sự thật mất lòng” tại sao mọi người thất bại với Amazon. Hi vọng mọi người rút ra được nhưng bài học tạ blog này của chúng mình nhé.

1.Sự kỳ vọng cao 

Nhiều người kinh doanh chênh lệch giá trực tuyến, họ sẽ thường kỳ vọng nó sẽ thành công dễ dàng và nhanh chóng. Điều này có thể do những thông điệp sai lầm trong cộng đồng, từ những con người đã thành công. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của công việc kinh doanh thì nên nhớ rằng đường cong cho việc lĩnh hội (learning curve) phải được mài dũa trước đã. 

Đó là những người kiên trì vượt qua thử thách để tìm kiếm sản phẩm sinh lời  và rồi sẽ gặt hái được các thành quả sau này. 

2. Thiếu Data/  Emotional Selection

Dữ liệu mà Amazon cung cấp không nói dối. Họ cung cấp cho chúng ta tất cả thông tin cần thiết về sản phẩm, và từ đó có thể sử dụng để tạo lợi thế cho mình. Chúng ta đừng bao giờ giả định bất cứ điều gì hoặc sử dụng phán đoán cảm tính. “Tôi sẽ mua nó” hoặc “Tôi nghĩ cái này sẽ bán được” không dẫn đến thành công lâu dài. 

Giờ mọi thứ đã khác rồi,mình phải tận dụng các dữ liệu để phân tích các vấn đề liên quan 

Nội dung liên quan:  [:vi]Seller SKU là gì? Kinh nghiệm đặt mã SKU cho sản phẩm trên Amazon[:]

3. Theo đuổi doanh số, doanh thu chứ không phải lợi nhuận. 

Sold không phản ánh được toàn bộ câu chuyện. Không ai biết tý suất lợi nhuận là bao nhiêu, và đó là một cái bẫy để nếu bạn cứ đuổi theo doanh thu.

Các sellers phải tập trung hơn vào lợi nhuận để không bị hút vào vòng xoáy cạnh tranh với những sellers khác chạy đua với mức giá thấp nhất. 

Nhất là anh em mới bán,cứ nghĩ rằng phải để giá thấp mới bán được hay mình chỉ cần lợi nhuận thấp thấp thôi,anh em không nên nghĩ theo hướng đó 😀

4. One Man Brand Mentality

Thực tế của kinh doanh là bạn không thể tự mình làm tất cả. Bạn luôn cần sự giúp đỡ. 

Bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh này một mình nhưng sớm muộn thì nó cũng khiến bạn sa sút. Bạn sẽ trở nên quá sức và công việc kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hãy bắt đầu nghĩ về kế hoạch xây dựng một nhóm ngay từ bây giờ. 

5. Tư duy hệ thống

Hệ thống trong kinh doanh là yếu tố quan trọng để thành công. 

Ví dụ: Tại McDonald’s, mọi công việc nhân viên làm trong ngày đều được thực hiện giống nhau mỗi khi hoàn thành. 

Luôn suy nghĩ về quy trình từng bước một và bắt đầu viết chúng vào tài liệu để gửi cho nhóm của bạn. 

6. Thiếu đầu tư

Nội dung liên quan:  [:vi]Amazon Choice vs Best Seller: “Biểu tượng” nào cho lợi cho người bán hàng trên Amazon?[:]

Bạn cần đầu tư vào công việc kinh doanh của mình. Điều này có thể thông qua tài nguyên của bạn, nhóm của bạn hoặc các dịch vụ khác nhau. 

Amazon là một ví dụ hoàn hảo. Việc đầu tư vào dịch vụ chất lượng sẽ lớn hơn nhiều so với việc bạn cố gắng tự mình làm mọi thứ. 

7. Kế toán (Mua hàng) 

Bạn cần có một hệ thống để quản lý kế toán của mình chính xác đến số thập phân, vậy nên hãy có một công cụ kế toán để quản lý tốt hơn nhé. Với mình thì công cụ excel khá là ok rồi đó

8.Kế toán (Quản lý tiền) 

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh doanh. Nếu không quản lý tiền tốt, bạn sẽ không thể thành công lâu dài. Bắt đầu bằng cách viết ra tất cả các khoản chi tiêu của bạn và rõ ràng về các khoản đó để không bị thiếu tiền. Tiền là vua trong kinh doanh. 

9. Mở rộng quá nhanh

Có rất nhiều trường hợp khi mở rộng là điều đúng đắn cần làm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp khi mở rộng không phải là điều đúng đắn.

Việc này nhiều anh em mắc lắm nè,anh em cứ scale nhanh quá dẫn đến không ôm được hết việc hoặc có rủi ro bất ngờ khiến anh em die sạch vốn 🙁

10. Tư duy cố định, thiếu học hỏi

80% thành công là tư duy, 20% còn lại là may mắn. Tất cả bắt đầu với cách bạn suy nghĩ. Lý do cuối cùng dẫn đến thất bại luôn nằm ở tư duy bởi vì cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, chính những người không bỏ cuộc sẽ thành công. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader