connect-telegram

Tự học chạy quảng cáo Facebook – Học sao cho đúng?

Tự học chạy quảng cáo Facebook – liệu có phải thử thách khó khăn như lời đồn? Thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự nghiên cứu Facebook Ads. Tuy nhiên, thay vì “bơi” giữa hàng nghìn thông tin trên Internet, hãy nắm bắt những kiến thức nền tảng quan trọng dưới đây!

Mục lục

Hiểu đúng về định nghĩa quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook thực tế chính là một dạng quảng cáo bị mất phí để hiển thị nội dung mà bạn muốn truyền tải đến người dùng, từ đó tiếp cận mục tiêu khách hàng mà bạn đặt ra.

Quảng cáo Facebook là một dạng quảng cáo mất phí nhắm vào nội dung cho khách hàng mục tiêu
Quảng cáo Facebook là một dạng quảng cáo mất phí nhắm vào nội dung cho khách hàng mục tiêu

Thông thường, để có thể tiến hành chạy quảng cáo thì các cá nhân / tổ chức cần phải chuẩn bị đủ ngân sách, lên kế hoạch tìm hiểu khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường, phân tích USP (điểm mạnh) của sản phẩm,… giúp đạt hiệu quả quảng cáo tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của Facebook Ads

Khi tiến hành tạo quảng cáo, bạn cần cài đặt giá thầu, ngân sách chi trả cho những lần mà khách nhấp chuột, lượt hiển thị,… Song, yếu tố quan trọng cần chú ý khi tạo quảng cáo Facebook chính là nhằm mục tiêu cho quảng cáo, thông qua những thông tin về độ tuổi, sở thích, vị trí, nhân khẩu học,… cùng những cài đặt quảng cáo khác.

Từ những thông tin mà bạn cung cấp, máy học của Facebook sẽ tiến hành phân tích và hiển thị bài quảng cáo của bạn đến những đối tượng mục tiêu phù hợp.

Các lợi thế khi chạy quảng cáo Facebook

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách chạy quảng cáo Facebook, bạn nhất định thấu hiểu những lợi ích mà phương thức này mang đến cho mình, để về sau lên chiến dịch một cách hiệu quả nhất. Dưới đây chính là những lợi thế khi chạy quảng cáo Facebook:

1. Đối tượng, các tiêu chí của chiến dịch quảng cáo tùy chỉnh dễ dàng

Các mục tiêu quảng cáo như độ tuổi, sở thích,… của khách hàng có thể được tùy chỉnh dễ dàng. Nhờ vậy mà nhà quảng cáo có cơ hội đánh giá đặc điểm khách hàng qua các bài quảng cáo. Đồng thời thực hiện tùy chỉnh khi cần thiết để tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, tối ưu ngân sách,…

Object, các tiêu chí của chiến dịch quảng cáo có thể tùy chỉnh dễ dàng
Đối tượng, các tiêu chí của chiến dịch quảng cáo có thể tùy chỉnh dễ dàng

Ở cạnh đó, tính năng quảng cáo tùy chỉnh này vẫn cho phép bạn thử nhiều định dạng, vị trí quảng cáo khác nhau. Từ đó giúp bạn tìm ra các mục tiêu, định dạng hợp lý cho hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu khách hàng.

2. Tiếp cận đến tệp khách khổng lồ

Báo cáo năm 2022 của Facebook cho thấy có tới 1,96 tỷ người dùng nền tảng mạng xã hội này. Chưa kể, kể từ khi mua lại Instagram vào năm 2012, quảng cáo Facebook đã có cơ hội tiếp cận phạm vi người dùng lớn hơn nữa.

Đây chính là lợi thế hoàn hảo để các nhà quảng cáo khai thác thác được cả 2 nền tảng mạng xã hội, giúp quảng bá thương hiệu đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Nội dung liên quan:  Tại sao quảng cáo Facebook không cắn tiền? 3 cách kiểm tra và khắc phục

3. Tiết kiệm đáng kể ngân sách 

Quảng cáo Facebook ra đời đã mang đến một phương tiện truyền thông bùng nổ doanh thu cho hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới. Hình thức Marketing Online này mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng mạnh mẽ hơn hẳn so với những cách thức Marketing truyền thống như tận dụng biển quảng cáo, báo đài, hay TV,…

Chưa kể, nếu có khả năng tối ưu chiến dịch quảng cáo tốt, bạn còn có thể giảm thiểu đáng kể chi phí Marketing, từ đó gia tăng lợi nhuận cho tổ chức của mình.

4. Tăng lượt theo dõi và tương tác trên kênh với khách hàng

Thông qua những bài đăng quảng cáo, đặc biệt là các bài có liên kết đến Fanpage, Website, bạn có thể trực tiếp trao đổi với khách hàng, nắm bắt những ý kiến của người dùng và cung cấp cho họ những thông tin chi tiết nhất liên quan đến sản phẩm / dịch vụ.

Tăng lượt theo dõi trợ giúp của Facebook report, sự tương tác của khách hàng trên FanPage
Quảng cáo Facebook giúp tăng lượt theo dõi, sự tương tác của khách hàng trên Fanpage

Không dừng lại ở đó, bạn cũng có thể thông qua quảng cáo Facebook để gia tăng lượng người theo dõi trên Fanpage, tăng sự tương tác của các khách hàng trên kênh, giúp quảng bá hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm của bạn một cách mạnh mẽ hơn.

5. Các định dạng quảng cáo tương đối đa dạng

Hiện tại, Facebook cung cấp đến 10 định dạng quảng cáo khác nhau như quảng cáo hình ảnh, video, dạng xoay vòng,… 

Chính sự đa dạng này đã giúp Facebook dẫn đầu trong những nền tảng mạng xã hội hiện nay về phạm các tùy chọn quảng cáo mà nền tảng cung cấp, giúp bạn dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp với chiến lược quảng cáo của bản thân.

6. Tăng tỷ lệ thương hiệu và giữ chân khách hàng cũ thành công

Một trong những lợi thế nổi bật mà quảng cáo Facebook mang lại chính là nó có thể nuôi dưỡng, tăng khả năng hiển thị các thông tin về thương hiệu của bạn đến khách hàng cũ, song song với mở rộng tệp khách hàng mới. Từ đó giúp tệp khách hàng của thương hiệu bạn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

7. Dễ dàng đo lường cũng như theo dõi kết quả

Đánh giá kết quả là điều tất yếu để tối ưu quảng cáo nói riêng và tối ưu các chiến lược truyền thông nói chung. Trong khi đó, quảng cáo Facebook sẽ cung cấp cho bạn những báo cáo chi tiết về số liệu của mỗi chiến dịch quảng cáo như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ hiển thị, chi phí trên 1 lượt hiển thị,…

Facebook cung cấp báo cáo quảng cáo chi tiết giúp bạn dễ dàng đo lường kết quả
Facebook cung cấp báo cáo quảng cáo chi tiết giúp bạn dễ dàng đo lường kết quả

Chính những thông số quan trọng này sẽ giúp bạn nắm bắt được hiệu suất quảng cáo Facebook một cách dễ dàng và từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.

Hướng dẫn tự học quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu

Với những lợi ích mà quảng cáo Facebook mang lại, đây chắc chắn sẽ là giải pháp tăng trưởng doanh thu, tối ưu hiệu quả truyền thông thương hiệu mà bạn không nên bỏ qua. Và dưới đây chính là hướng dẫn chi tiết về cách tự học chạy quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu: 

Bước 1: Tiến hành tạo tài khoản quảng cáo

Ngay khi bạn đăng ký Facebook, bạn sẽ nhận được ID tài khoản quảng cáo cá nhân của mình. Bạn có thể sử dụng chính ID này để thiết lập quảng cáo trên kênh.

Truy cập “Trình quản lý quảng cáo” để lấy ID tài khoản quảng cáo
Truy cập “Trình quản lý quảng cáo” để lấy ID tài khoản quảng cáo

Muốn lấy ID này, người dùng có thể đi tới “Trình quản lý quảng cáo”, tìm tại phần góc bên trái của màn hình. Mặt khác, để có thể dùng “Trình quản lý quảng cáo” Facebook, bạn còn phải có phương thức thanh toán hợp lệ, đồng thời đảm bảo:

  • Sở hữu trang Facebook hợp lệ.
  • Hoặc trở thành quản trị viên, biên tập viên hay nhà quảng cáo tại trang của người khác.

Trong trường hợp bạn chưa có trang Facebook cho doanh nghiệp của mình, hãy tạo một trang riêng để nhận tài khoản quảng cáo. Mặt khác, nếu bạn có một trang cần quảng cáo, hãy yêu cầu quản trị viên của trang đó chỉ định bạn là quản trị viên, biên tập viên hoặc là nhà quảng cáo để có quyền tạo chiến dịch quảng cáo.

Đặc biệt, nếu như bạn đã có sẵn tài khoản quảng cáo, nhưng vẫn muốn tạo tài khoản mới, bạn cần có tài khoản trình quản lý doanh nghiệp. Khi đăng ký thành công, bạn sẽ có khả năng tạo tài khoản quảng cáo mới.

Nội dung liên quan:  Tại sao quảng cáo Facebook không phân phối? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bước 2: Bắt đầu làm quen với Ads Manager

Những chiến dịch quảng cáo Facebook đều sẽ được tạo, quản lý bởi Ads manager (trình quản lý quảng cáo Facebook). Nếu như bạn sở hữu nhiều tài khoản quảng cáo cùng lúc, bạn có thể dùng thanh menu trong Ads manager để chọn đúng tài khoản mình cần.

Muốn điều hướng tới “Trình quản lý quảng cáo”, tại giao diện trang chủ Fanpage, bạn hãy nhấp vào mục “Trung tâm quảng cáo” tại thanh bên trái màn hình. Sau đó bạn tiếp tục chọn “Tất cả quảng cáo”.

Nhấn vào mục “Trung tâm quảng cáo” trên FanPage, sau đó chọn “Tất cả quảng cáo”
Nhấn vào mục “Trung tâm quảng cáo” trên Fanpage, sau đó chọn “Tất cả quảng cáo”

Lúc này, tại phần cuối trang sẽ có mục “Trình quản lý quảng cáo”, hãy click vào đây để được di chuyển đến nơi cung cấp toàn bộ những thông tin tổng quan về tài khoản quảng cáo của bạn.

Ở cuối trang, bạn chọn mục “Trình quản lý quảng cáo”
Ở cuối trang, bạn chọn mục “Trình quản lý quảng cáo”

Bước 3: Tiến hành tạo bài viết quảng cáo

Trong “Trình quản lý quảng cáo”, bạn có thể bắt đầu tạo dựng quảng cáo đầu tiên của mình, bằng cách click vào nút “Create” (Tạo quảng cáo) màu xanh lục trên màn hình.

Trong “Trình quản lý quảng cáo”, tiến hành tạo quảng cáo bằng cách nhấn nút “Tạo”
Trong “Trình quản lý quảng cáo”, tiến hành tạo quảng cáo bằng cách nhấn nút “Create”

Sau đó Facebook sẽ hiển thị những thông tin bạn cần cung cấp trong chiến dịch của mình như mục tiêu quảng cáo của bạn là gì? Tiếp đến, bạn cần hoàn thành các thông tin tại mục “Nhóm quảng cáo” và “Bài quảng cáo”.

Bước 4: Thiết lập chi tiết về ngân sách quảng cáo

Tại mục “Nhóm quảng cáo”, bạn sẽ cần phải điền số tiền mình sẽ chi trả cho quảng cáo. Đây chính là số tiền tối đa mà bạn có khả năng thanh toán cho quảng cáo của mình trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể gồm:

Bạn cần thiết lập ngân sách phù hợp cho quảng cáo
Bạn cần thiết lập ngân sách phù hợp cho quảng cáo
  • Ngân sách quảng cáo hàng ngày: Là mức giới hạn chi tiêu tối đa bạn sẽ thanh toán cho quảng cáo của mình. Nếu đạt tới mức ngân sách bạn đặt ra, quảng cáo sẽ ngừng chạy trong ngày và tiếp tục chu kỳ mới vào ngày hôm sau.
  • Ngân sách quảng cáo trọn đời: Đây là số tiền tối đa bạn chi trả trong toàn bộ thời gian chiến dịch quảng cáo hoạt động. Dựa theo những gì bạn cung cấp về ngày kết thúc, Facebook sẽ sử dụng tiền dựa theo hiệu suất quảng cáo.

Bước 5: Cung cấp thông tin về khách hàng mục tiêu

Như đã đề cập, bạn cần phải cung cấp cho Facebook những thông tin cơ bản về đối tượng quảng cáo, bao gồm: Địa điểm, lứa tuổi, ngôn ngữ, sở thích, hành vi,… Việc bạn càng cung cấp các thông tin này chính xác, sẽ càng giúp máy học của Facebook tiếp cận đến những đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.

Cung cấp các thông tin liên quan đến mục tiêu khách hàng
Cung cấp những thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu

Bước 6: Chọn vị trí hiển thị cho Facebook Ads

Vị trí đặt bài quảng cáo chính là nơi mà bạn muốn đối tượng mục tiêu nhìn thấy bài viết của bạn nhiều nhất, đó có thể là Facebook, Messenger, Instagram, hay Audience Network, tùy theo phân tích, đánh giá của bạn.

Chọn vị trí hiển thị cho Facebook Ads của bạn
Chọn vị trí hiển thị cho Facebook Ads của bạn

Bước 7: Thực hiện tạo mới Facebook Ads hoặc sử dụng bài viết có sẵn

Đến đây, bạn đã gần hoàn thiện chiến dịch quảng cáo của mình. Lúc này, để tạo quảng cáo Facebook, bạn chỉ cần lựa chọn giữa sử dụng bài viết có sẵn hoặc tạo bài viết mới, cụ thể như sau:

Sử dụng bài viết có sẵn:  Với một số mục tiêu quảng cáo nhất định, bạn có thể chạy quảng cáo cho những bài viết đã từng đăng tải trên kênh. Muốn vậy, bạn cần chọn vào mục tùy chọn “Sử dụng bài đăng hiện có” trên giao diện màn hình.

Sau đó, Facebook sẽ hiển thị cho bạn các bài viết xuất hiện trên trang. Bạn có thể kéo chuột để tìm kiếm hoặc nhập ID bài viết vào thanh tìm kiếm để tìm bài viết mình cần.

Tạo quảng cáo mới:

Trong trường hợp bạn muốn tạo quảng cáo mới hoàn toàn, bạn chỉ cần điền nội dung bài quảng cáo vào phần “Văn bản chính”, đồng thời cung cấp dạng ảnh hoặc video tại mục “Thêm file phương tiện”.

Bạn có thể sử dụng bài viết có sẵn hoặc tạo bài viết mới để chạy quảng cáo
Bạn có thể tận dụng bài viết có sẵn hoặc tạo bài viết mới để chạy quảng cáo

Lưu ý: Đừng bỏ qua lựa chọn về định dạng quảng cáo mà bạn mong muốn như dạng video/hình ảnh, bộ sưu tập hay quay vòng. Đồng thời, bạn cũng nên chọn nút kêu gọi hành động để tăng sự tương tác với khách hàng.

Bước 8: Kiểm tra lại bài quảng cáo, chọn “Đăng” và chờ duyệt từ Facebook

Sau khi đã hoàn thành tất cả các thao tác trên, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại toàn bộ thông tin của phần chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo ít nhất một lần nữa.

Nội dung liên quan:  [:vi]4 bước dùng thẻ Visa chạy quảng cáo Facebook đơn giản, nhanh chóng[:]
Sau khi hoàn thành tất cả, bạn chọn “Đăng” và chờ duyệt Facebook
Sau khi hoàn thành tất cả, bạn chọn “Đăng” và chờ Facebook duyệt bài

Nếu như không có gì sai sót, bạn có thể tiến hành chọn nút “Đăng” và chờ Facebook tiến hành xét duyệt xem bài viết của bạn có thỏa mãn những yêu cầu về chính sách nền tảng hay không? Thời gian duyệt bài thường kéo dài trong khoảng 24 giờ.

Những mẹo tự học chạy quảng cáo Facebook mới nhất nên biết

Bên cạnh những kiến ​​thức cơ bản về tạo lập quảng cáo, những ai muốn tự học chạy quảng cáo Facebook nên đặc biệt lưu tâm tới những mẹo chạy quảng cáo quan trọng này:

Những mẹo tự học chạy quảng cáo Facebook dành cho người mới
Những mẹo tự học chạy quảng cáo Facebook dành cho người mới

Sử dụng Facebook Targeting nhằm thu hẹp phạm vi khách hàng

Những bài quảng cáo Facebook hiệu quả là những bài có thể tiếp cận đến thật nhiều khách hàng có nhu cầu. Để làm được điều đó, bạn nhất định phải chú ý tới phần Target trong Facebook Ads.

Bên cạnh cung cấp các thông tin về khách hàng mục tiêu, bạn nên loại trừ những đối tượng có nguy cơ làm loãng tệp. Điều này giúp tránh việc “đốt” tiền cho những người không có nhu cầu.

Tạo các bài Facebook Ads khác nhau dành cho từng tệp khách hàng

Thực tế, tệp khách hàng của mỗi doanh nghiệp đều có thể được chia nhỏ thành các tệp con, với những sự khác biệt nhất định, có thể là vùng miền, sở thích, độ tuổi,… Do đó, việc bạn sản xuất những bài Facebook Ads khác nhau tiếp cận đến từng tệp khách hàng cũng là một chiến thuật giúp tăng chuyển đổi tốt hơn.

Thay vì chỉ sản xuất những nội dung quảng cáo chung chung, bạn có thể triển khai những bài content khác nhau, với văn phong và định dạng khác nhau, phù hợp với đặc điểm chung của mỗi tệp khách hàng nhỏ.

Tạo CTA khi thực hiện chiến dịch quảng cáo

Một bài quảng cáo tốt nhất phải có được những mục tiêu rõ ràng. Ví dụ, mục tiêu chiến dịch của bạn là về thương hiệu hay bán hàng? Dù là mục tiêu nào thì bạn cũng cần xây dựng CTA (lời kêu gọi hành động) để thúc đẩy khách hàng.

Tạo CTA khi chạy quảng cáo kêu gọi khách hàng thực hiện hành động từ bài đăng
Tạo CTA khi chạy quảng cáo nhằm kêu gọi khách hàng thực hiện hành động từ bài đăng

Nếu như không có nó, nhiều người xem có nhu cầu có thể sẽ ấn tượng với bài viết của bạn, nhưng lại không biết làm thế nào để tiếp cận được giải pháp, hoặc không tự nhận thức được mình cần làm gì tiếp theo để mua hàng?

Đừng bỏ qua thử nghiệm 

Chạy quảng cáo Facebook là một cuộc chiến trường kỳ, không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, đặc biệt là với người mới. Do đó, bạn cần phải trau dồi thêm kỹ năng trong chính quá trình lên camp (chiến dịch).

Nếu như bạn đang bán một sản phẩm nào đó, bạn muốn biết khách hàng của mình bị thu hút bởi chiến lược Marketing nào, chính sách giá ra sao,… thì tất cả đều cần phải test thử. Từ đó giúp bạn tìm ra key truyền thông và cách tiếp cận khách hàng tốt nhất để mang lại kết quả như kỳ vọng.

Một số sai lầm phổ biến khi tự học chạy quảng cáo Facebook

Đối với những người mới tự học chạy quảng cáo Facebook, họ không chỉ dễ gặp khủng hoảng trong việc tiếp cận thông tin, mà còn có thể hiểu sai về Facebook Ads trong quá trình tìm hiểu, điển hình như sau.

Những sai sót khi tự học chạy quảng cáo Facebook
Những sai sót khi tự học chạy quảng cáo Facebook

Cứ chạy quảng cáo sẽ ra đơn

Trên thực tế, chiến dịch quảng cáo được coi là thành công (ra đơn) sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Sản phẩm chất lượng, tác động vào đúng “nỗi đau” khách hàng.
  • Hình ảnh và nội dung về sản phẩm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
  • Chính sách giá hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao.
  • Nhắm đến đúng các đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn.

Tất cả những điều này đều cần phải thông qua quá trình nghiên cứu và không phải ai cũng có thể làm thành công ngay từ lần chạy quảng cáo đầu tiên. Đó chính là lý do các Ads thủ cần phải thử nghiệm, thậm chí là test liên tục.

Bạn có thể tiến hành thay đổi mục tiêu khách hàng, thay đổi nội dung bài viết,… để tìm ra cách thức tăng trưởng doanh thu tốt nhất.

Không seeding cho bài viết

Nhiều Marketer cho rằng, sau khi đã đầu tư ngân sách lớn vào các chiến dịch quảng cáo, họ không cần thực hiện seeding (tức là việc tạo các bình luận, tương tác giả lập để khuyến khích sự quan tâm của người dùng khác) vì khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế là bạn vẫn nên tiến hành seeding ngay cả khi đã chạy quảng cáo.

Seeding giúp tăng độ uy tín của sản phẩm và thương hiệu trong mắt khách hàng. Những bình luận seeding khéo léo có thể kích thích sự trao đổi, thảo luận và tăng tính lan truyền của bài viết, từ đó giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn hơn. Điều này không chỉ làm tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mà còn giúp xây dựng một cộng đồng tích cực xung quanh thương hiệu của bạn.

Tắt/bật liên tục các chiến dịch

Rất nhiều người tự học chạy quảng cáo Facebook mắc phải sai lầm này. Dựa theo những kết quả từ chiến dịch quảng cáo mang lại, họ thường lo lắng khi các chỉ số sụt giảm và bắt đầu bật tắt quảng cáo liên tục nhằm mong kết quả sẽ tích cực hơn.

Vậy nhưng, thực tế là việc bật tắt liên tục sẽ làm cho bài quảng cáo của bạn kém hiệu quả hơn, máy học của Facebook sẽ tiến hành “đọc vị” lại khách hàng của bạn từ đầu, khiến bạn có nguy cơ khó có thể tiếp cận được những khách hàng mục tiêu, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cho kết quả quảng cáo, cũng như doanh thu,…

Chưa hiểu rõ về chân dung của khách hàng

Hầu hết những nhà quảng cáo mới chạy ads đều chưa thực sự hiểu khách hàng muốn gì và cần gì? Nếu chưa giải quyết được câu hỏi này, tốt nhất bạn chưa nên vội vã set campaign. Thay vào đó, hãy tiến hành nghiên cứu đầy đủ về khách hàng mục tiêu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, để từ đó đưa ra những nội dung phù hợp với người dùng.

Nhìn chung, việc tự học chạy quảng cáo Facebook vốn không đơn giản, nhưng đây chắc chắn chính là công cụ tiềm năng dành cho những ai muốn chinh phục doanh thu khủng, nâng tầm thương hiệu. Hy vọng những hướng dẫn chạy ads trong bài viết trên sẽ giúp bạn thu về kết quả tốt nhất cho hoạt động truyền thông của mình.

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader