Với hơn 300 triệu người dùng trên toàn cầu, PayPal là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Vậy làm thế nào để tích hợp thanh toán Paypal vào website đơn giản nhất? Cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
PayPal là gì?
Nếu là một nhà bán hàng đã từng kinh doanh ở thị trường nước ngoài, chắn hẳn bạn đã từng nghe qua về cổng thanh toán PayPal. Về cơ bản, PayPal là một dịch vụ trung gian được người dùng sử dụng để thanh toán và chuyển tiền quốc tế thông qua mạng Internet. Đây là cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất trên thế giới với 426 triệu người dùng, đặc biệt là phổ biến ở các quốc gia như Mỹ, Đức và Anh.
Paypal sở hữu nhiều tính năng nổi bật như là:
- Dễ dàng liên kết với tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng.
- Bảo vệ người dùng với chính sách Refund Protection (Người dùng khi thanh toán trực tuyến có thể yêu cầu hoàn tiền trong 180 ngày nếu không nhận được hàng hoặc sản phẩm không đúng mô tả. PayPal sẽ giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên).
- Tích hợp đơn giản trên các nền tảng thương mại điện tử.
Điều kiện tích hợp cổng thanh toán PayPal vào website
Để tích hợp cổng thanh toán PayPal vào website, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản và chuẩn bị về kỹ thuật như sau:
- Tài khoản phải được nâng cấp lên PayPal Business.
- Tài khoản Paypal của bạn cần được xác minh với các thông tin liên hệ đầy đủ và liên kết với tài khoản ngân hàng.
- Website tích hợp đáp ứng các yêu cầu bảo mật PCI để bảo vệ thông tin khách hàng và giao dịch.
Ngoài ra, với một số dịch vụ cao cấp như PayPal Advanced Checkout, bạn có thể cần đăng ký và được PayPal phê duyệt dựa trên mô hình kinh doanh và loại hình sản phẩm của mình.
3 cách tích hợp thanh toán PayPal vào website đơn giản, ai cũng làm được
PayPal cung cấp nhiều tùy chọn tích hợp, phù hợp với các loại hình kinh doanh khác nhau. Dưới đây là 3 phương thức phổ biến mà bạn có thể thực hiện dễ dàng.
1. Tích hợp qua PayPal Buttons
PayPal Buttons là một cách đơn giản để tích hợp thanh toán trực tiếp trên website của bạn mà không cần mã hóa phức tạp. Khi người dùng nhấp vào nút, họ sẽ được chuyển hướng đến trang thanh toán của PayPal để nhập thông tin và hoàn tất giao dịch.
Khi người dùng nhấp vào nút, họ sẽ được chuyển hướng đến trang thanh toán của PayPal để nhập thông tin và hoàn tất giao dịch.
Để thêm nút thanh toán vào website của bạn, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào Paypal Business và tìm đến mục Business Tools (Công cụ doanh nghiệp).
Bước 2: Nhấp vào PayPal Checkout > Get Started.
Bước 3: Lúc này, bạn có 4 lựa chọn:
- Connect to an eCommerce platform: Kết nối với một nền tảng thương mại điện tử. Phù hợp với website được vận hành bởi các nền tảng đối tác của Paypal như Shopify, WooCommerce,…
- Have a custom-built site: Dành cho website tự code hoặc qua dịch vụ bên thứ ba. Tùy chỉnh tích hợp thanh toán theo nhu cầu.
- No website? No problem: Dành cho thanh toán trực tuyến, không thông qua website một website cụ thể.
- Set up Pay Links and Buttons: Tạo liên kết thanh toán (Pay Links) hoặc nút thanh toán (Buttons), có thể sử dụng cho các trang web tùy chỉnh.
Để thiết lập PayPal Buttons, bạn chọn lựa chọn Set up Pay Links and Buttons và nhấp Get Started.
Bước 4: Chọn Payment Button code và bắt đầu thiết lập nút thanh toán. Tại mục Create a product or service, click vào trình đơn thả xuống và chọn phạm vi áp dụng phù hợp.
- Single Product/Service: Nếu bạn chỉ bán một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
- Variable Product/Service: Nếu bạn có nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau với các tùy chọn như kích thước, màu sắc,…
Bước 5: Giả sử, bạn chọn Single Product/Service. Điền thông tin sản phẩm vào các trường như:
- Product or Service name: Nhập tên sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn bán.
- Product ID: Mã nhận diện sản phẩm (không bắt buộc).
Bước 6: Chọn đơn vị tiền tệ, giá, số lượng tối đa. Đến đây, bạn đã hoàn tất thiết lập PayPal Buttons cơ bản.
Ngoài ra, bạn có thể thiết lập chi phí vận chuyển và tỷ lệ thuế tại Shipping fee và Tax rate %, hay để lại lời nhắn với Label for customer notes. Đồng thời tuỳ chỉnh các mục như Customize your buttons (Tuỳ chỉnh nút thanh toán) và Customize Thank you page (Tuỳ chỉnh trang Cảm ơn). Song, các bước này là không bắt buộc.
Bước 7: Chọn Build It. Lúc này, bạn sẽ thấy một đoạn mã. Bạn có thể chọn ngôn ngữ HTML hoặc ngôn ngữ trong trình thả xuống, click Copy code và dán vào website của mình. Tuỳ vào website mà sẽ có cách chèn mã khác nhau.
2. Tích hợp qua PayPal Payments Standard
PayPal Payments Standard là phương thức thanh toán trực tuyến tích hợp sẵn trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, cho phép khách hàng thanh toán dễ dàng qua tài khoản PayPal hoặc thẻ tín dụng.
Tuỳ vào nền tảng mà các bước tích hợp có thể khác nhau. Nhưng về cơ bản, bạn có thể tham khảo bốn bước thiết lập PayPal Payments Standard sau:
- Bước 1: Kiểm tra xem nền tảng bạn đang dùng (ví dụ: Shopify, WooCommerce, Magento,…) có hỗ trợ hình thức thanh toán PayPal Payments Standard không. Nhiều nền tảng này đã tích hợp sẵn phương thức thanh toán PayPal, nên bạn chỉ cần kích hoạt mà không cần cài đặt thêm.
- Bước 2: Nếu nền tảng đã tích hợp sẵn phương thức thanh toán PayPal, bạn chỉ cần đăng nhập vào cổng quản trị của nền tảng thương mại điện tử mà bạn đang sử dụng.
- Bước 3: Trong phần cài đặt, hãy chọn PayPal Payments Standard làm phương thức thanh toán của bạn.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn sẽ cần nhập thông tin đăng nhập của tài khoản PayPal của mình để hoàn tất quá trình kết nối.
Ưu điểm của cách này là dễ thiết lập và sử dụng, không cần hợp đồng phức tạp hay phí cài đặt. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh giao diện thanh toán có thể bị giới hạn do phụ thuộc vào nền tảng.
Hiện nay, PayPal Payment Standard đang được sử dụng rộng rãi với nhiều đối tác như các nền tảng thương mại điện tử và các sàn thương mại điện tử. Dưới đây là bảng tổng kết các nền tảng được hỗ trợ PayPal Payment Standard:
Shopify | BigCommerce | WooCommerce |
eBay | Magento | Squarespace |
AliExpress | Wix | PrestaShop |
Etsy | Weebly | 3dcart |
Wish | OpenCart | Zen Cart |
Ecwid | Volusion | CS-Cart |
osCommerce | Big Cartel | X-Cart |
3. Tích hợp thanh toán Paypal bằng API
Đối với những doanh nghiệp cần nhiều quyền kiểm soát hơn hoặc đang tự xây dựng website riêng trên domain và hosting cá nhân, tích hợp qua API (Application Programming Interface) của PayPal là phương án tốt nhất. Phương thức này cho phép bạn tùy chỉnh toàn bộ quy trình thanh toán từ đầu đến cuối, bao gồm giỏ hàng, thanh toán định kỳ, hoặc thanh toán tự động.
Để thực hiện tích hợp thanh toán Paypal bằng API, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào tài khoản PayPal Business > Cài đặt tài khoản (Account Setting).
Bước 2: Cập nhật quyền truy cập API. Tại mục API access, chọn Update.
Bước 3: Chọn Manage API credentials để quản lý thông tin API.
Bước 4: Chọn Show ở mỗi hàng và lưu lại thông tin liên quan tới API Username, API Password, API Signature.
Bước 5: Bắt đầu thực hiện đăng ký website tích hợp với Paypal. Truy cập trang quản trị website và tìm tới mục Thanh toán. Tuỳ vào từng website mà mục Thanh toán (Payments) có thể ở các vị trí khác nhau.
Bước 6: Tại trang cấu hình thanh toán, bạn tìm tới vị trí cho phép chèn API và nhập các thông tin vừa sao chép như API Username, API Password, API Signature.
Bước 7: Chọn Lưu để hoàn tất việc tích hợp với Paypal cho website của mình.
Những lợi ích của tích hợp thanh toán PayPal vào website
1. Tiện lợi cho khách hàng
PayPal cho phép khách hàng thanh toán nhanh chóng mà không cần nhập lại thông tin thẻ tín dụng. Họ chỉ cần đăng nhập vào tài khoản PayPal để hoàn tất giao dịch. Điều này giảm thiểu thời gian và công sức cho người tiêu dùng, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
2. Bảo mật thông tin cao
PayPal sử dụng công nghệ mã hóa và các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông tin tài chính của người dùng. Công ty cung cấp các chính sách bảo vệ quyền lợi cho cả người mua và người bán, giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch trực tuyến.
3. Tiếp cận toàn cầu
PayPal hỗ trợ giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể bán hàng ở nhiều quốc gia mà không cần mở tài khoản ngân hàng ở mỗi địa phương, điều này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn mở rộng ra toàn cầu.
4. Tích hợp dễ dàng
Việc tích hợp PayPal vào website thường không đòi hỏi nhiều kỹ năng kỹ thuật, đặc biệt khi bận tích hợp qua các nền tảng thương mại điện tử như WooCommerce, Shopify, Wix… Các nền tảng này có hợp tác với PayPal, cho phép bạn tích hợp chỉ với vài bước đơn giản.
5. Đa dạng phương thức thanh toán
Khách hàng có thể thanh toán qua nhiều hình thức như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và số dư PayPal. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người tiêu dùng và giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
6. Quản lý giao dịch hiệu quả
Doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý các giao dịch thông qua bảng điều khiển trực tuyến của PayPal. Điều này giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tài chính và doanh thu.
7. Tăng độ tin cậy
Việc tích hợp PayPal sẽ giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn và tăng độ tin cậy trong mắt khách hàng. PayPal là một trong những nền tảng thanh toán lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới, việc có phương thức thanh toán PayPaltrên trang web giúp tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng.
Một số lưu ý khi tích hợp PayPal vào website
Khi tích hợp PayPal vào website, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên cân nhắc để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả:
1. Chi phí và phí giao dịch
PayPal áp dụng một số loại phí giao dịch cho mỗi lần thanh toán, thường là một tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị giao dịch cộng với một khoản phí cố định.
- Phí giao dịch nội địa: 2.9% + $0.30 cho mỗi giao dịch thành công. Đây là khoản phí cố định khi khách hàng thanh toán bằng PayPal hoặc thẻ liên kết.
- Phí giao dịch quốc tế: Phí sẽ cao hơn nếu giao dịch liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ, thường dao động từ 4-4.5% trên tổng giá trị giao dịch.
- Phí rút tiền: PayPal có thể thu thêm phí nếu bạn rút tiền từ ví PayPal về tài khoản ngân hàng quốc tế.
- Phí hoàn tiền: Nếu cần hoàn tiền cho khách, PayPal sẽ giữ lại một phần phí giao dịch ban đầu, tùy thuộc vào chính sách tại thời điểm thực hiện.
Do đó, trước khi tích hợp, bạn cần xác định rõ chi phí này và tính toán để đảm bảo rằng nó phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực và loại tài khoản (doanh nghiệp hoặc cá nhân).
2. Vấn đề bảo mật
Đảm bảo bảo mật thông tin là ưu tiên hàng đầu khi tích hợp PayPal vào website. Dưới đây là các biện pháp bảo mật mà bạn cần thực hiện:
- Xác thực hai yếu tố (2FA): Kích hoạt 2FA cho tài khoản PayPal để hạn chế nguy cơ tài khoản bị chiếm đoạt.
- Chứng chỉ SSL: Đảm bảo website của bạn được bảo vệ bằng SSL để mã hóa thông tin thanh toán và tạo sự tin tưởng với khách hàng.
- Kiểm tra lỗ hổng định kỳ: Thực hiện các kiểm tra bảo mật thường xuyên để phát hiện và xử lý các lỗ hổng tiềm tàng, tránh bị tấn công bởi các mã độc.
Ngoài ra, hãy cập nhật các plugin và module liên quan đến thanh toán để tránh các lỗi bảo mật từ phần mềm lỗi thời.
3. Tối ưu quy trình thanh toán với PayPal
Để tối ưu quy trình thanh toán với PayPal, trước tiên, bạn nên kiểm tra và khắc phục lỗi trước khi chính thức triển khai, đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà. Đồng thời, cần tối ưu website cho thiết bị di động vì nhiều giao dịch PayPal diễn ra trên smartphone. Bạn cũng nên kích hoạt tính năng thanh toán không cần tài khoản PayPal (guest checkout) để không bỏ lỡ khách hàng chưa có hoặc không muốn dùng PayPal.
Bên cạnh đó, tùy chỉnh trang thanh toán theo nhận diện thương hiệu giúp tăng độ tin cậy và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. Hãy đặt PayPal làm phương thức thanh toán mặc định cho người dùng đã đăng nhập bằng tài khoản này, giúp quá trình thanh toán nhanh hơn. Nếu website của bạn có hệ thống tài khoản, cho phép liên kết tài khoản người dùng với PayPal sẽ tránh tạo tài khoản trùng, đồng thời nên cung cấp tùy chọn hủy liên kết khi cần.
Ngoài ra, hãy đảm bảo xin phép người dùng trước khi thêm họ vào danh sách email để tuân thủ chính sách chống spam của PayPal. Cuối cùng, cần hiển thị minh bạch các chi phí và quy trình thanh toán để giảm thiểu nhầm lẫn và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
4. Hỗ trợ khách hàng
Cung cấp các kênh hỗ trợ khách hàng liên quan đến thanh toán để giúp họ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh. Một số vấn đề phổ biến có thể liên quan đến thanh toán không thành công hoặc hoàn tiền.
Tổng kết
Trên đây, BurgerPrints đã hướng dẫn chi tiết 3 cách tích hợp thanh toán Paypal vào website không cần code. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng cơ hội bán hàng quốc tế, tăng cường bảo mật và tối ưu trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Đừng quên thường xuyên ghé blog của BurgerPrints để đọc thêm các bài viết thú vị về các giải pháp Payment của chúng tôi nhé!