connect-telegram

Hướng dẫn thiết kế web Shopify từ A-Z cho người mới bắt đầu

Để xây dựng một trang website thương mại điện tử chất lượng thì đòi hỏi bạn phải hiểu biết về lập trình web hoặc thuê dịch vụ thiết kế web. Nhưng đối với Shopify thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu về cách thiết kế web Shopify hiệu quả cho nhà bán hàng nhé!

Thiết kế web Shopify là gì?

Shopify là mô hình kinh doanh online phát triển trên nền tảng Cloud SaaS, cho phép bạn tự đăng ký tài khoản và tạo website bán hàng của riêng mình. Website này có thể bán đa dạng các mặt hàng mà bạn muốn và kết nối dễ dàng với các mạng xã hội đang hoạt động hiện nay.

Thiết kế web Shopify chính là quá trình tạo ra một cửa hàng trực tuyến trên nền tảng Shopify.

Thiết kế web Shopify

Tại sao nên thiết kế web Shopify?

Thiết kế web Shopify giúp người bán hàng nhận về những trải nghiệm tốt trong quá trình kinh doanh online và hỗ trợ tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

1. Thiết kế giao diện linh hoạt

Shopify cung cấp nhiều giao diện đẹp và linh hoạt để người bán có thể tạo ra website bán hàng online phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh giao diện và màu sắc, bố cục theo ý muốn hoặc dựa trên bộ nhận diện thương hiệu.

2. Quản lý sản phẩm dễ dàng

Các nhà bán hàng có thể dễ dàng thêm, xóa và chỉnh sửa sản phẩm trên website Shopify. Nền tảng này cung cấp các công cụ quản lý hàng tồn kho, tùy chọn nhiều loại sản phẩm và quản lý danh mục sản phẩm.

3. Hệ thống thanh toán

Shopify tích hợp nhiều cổng thành toán khác nhau, cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, PayPal và các phương thức thanh toán khác. Thiết kế website bán hàng trên Shopify cũng có lợi thế về vận chuyển, nền tảng cũng hỗ trợ nhiều hình thức vận chuyển và tính phí vận chuyển.

4. Quản lý đơn hàng

Bạn có thể theo dõi và quản lý đơn hàng từ khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Shopify cung cấp thông tin về đơn hàng, gửi thông báo cho khách hàng và tạo hóa đơn tự động. Ngoài ra, Shopify còn cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo để bạn có thể theo dõi doanh thu, lượt truy cập, đánh giá hiệu quả quảng cáo… Với những thông tin này, bạn có thể sử dụng để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

hướng dẫn Thiết kế web Shopify

5. Hỗ trợ tích hợp ứng dụng bên thứ ba

Shopify cho phép nhà bán hàng mở rộng chức năng của cửa hàng (website bán hàng) bằng cách tích hợp các ứng dụng bên thứ ba từ Shopify App Store. Những ứng dụng bên thứ ba từ Shopify App Store cung cấp tính năng bổ sung và tích hợp với các dịch vụ, công nghệ khác. Chẳng hạn, bạn có thể cài đặt các ứng dụng để quản lý email marketing, tạo chương trình khuyến mãi, tích hợp các công cụ phân tích website…

6. Hỗ trợ khách hàng tận tình

Nền tảng Shopify cung cấp các công cụ hỗ trợ khách hàng như chat trực tiếp, hệ thống trả lời tin nhắn tự động… Điều này giúp nhà bán hàng tạo ra trải nghiệm mua hàng trực tuyến tốt hơn và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

7. Bảo mật thông tin

Hiện nay, Shopify đang sử dụng giao thức mã hóa SSL để bảo vệ thông tin thanh toán và thông tin khách hàng. Bên cạnh đó, nền tảng cũng hỗ trợ việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn bảo mật như PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard). PCI DSS là một hệ thống các yêu cầu để đáp ứng các chuẩn mực về an ninh, chính sách, quy trình, cấu trúc mạng, hệ thống phần mềm và một số yếu tố khác.

8. Tích hợp các công cụ quảng cáo

Ngoài ra, Shopify còn tích hợp các công cụ tiếp thị quan trọng như Google Analytics, Facebook Pixel và công cụ SEO để bạn có thể theo dõi và tối ưu hiệu quả tiếp thị trực tuyến của mình.

Cách thiết kế website Shopify

Ba cách thiết kế website Shopify đơn giản dành cho nhà bán hàng là chọn mẫu từ cửa hàng Theme (Theme Store), thuê một chuyên gia thiết kế Shopify hoặc tự thiết kế. Cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung liên quan:  [:vi]Shopify là gì? Những ý tưởng bán hàng hay nhất cùng với Shopify[:]

1. Chọn thiết kế (Shopify Design) trên cửa hàng Theme

Theme Store của Shopify cung cấp hàng trăm mẫu thiết kế website chuyên nghiệp (bao gồm cả miễn phí và mất phí) để bạn thoải mái lựa chọn theo sở thích. Nếu chọn một trong những thiết kế trên Theme Store thì người bán sẽ đỡ tốn thời gian hơn cho việc tạo lập website mà vẫn sở hữu website ưng ý. Những thiết kế đều đáp ứng tiêu chuẩn cao với nhiều tính năng được tích hợp sẵn như cung cấp chương trình giảm giá, đề xuất sản phẩm… Đồng thời, trang web có tốc độ tải nhanh, thân thiện với thiết bị di động. Shopify cũng hỗ trợ cập nhật khi có phiên bản mới nhất. Và những mẫu website trả phí cũng có mức giá hợp lý từ $200 – $360.

các bước thiết kế web Shopify

2. Liên hệ Shopify Design Expert

Shopify Expert là tập hợp các nhà thiết kế, lập trình viên và chuyên viên tiếp thị (marketers), những người đã có kinh nghiệm làm việc trên các nền tảng thương mại điện tử. Nếu bạn muốn thuê thiết kế website bên ngoài thì có thể liên hệ với đội ngũ này. Mức phí sẽ dao động từ $10 – $1000, bạn có thể xem xét để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Bạn truy cập vào trang Shopify Partners và chọn Store Setup and management để tìm kiếm những chuyên gia thiết kế website Shopify. Một số cái tên uy tín mà bạn có thể lựa chọn như Pagefly, InspiredTheme, FOXECOM…

3. Tự thiết kế

Shopify cho phép bạn tự tạo nên website độc đáo của riêng mình. Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình Liquid để tạo theme trên Shopify. Liquid là ngôn ngữ lập trình dễ học và có nhiều tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, để tự thiết kế web Shopify, bạn cũng nên bổ sung các kiến thức về lập trình web với HTML, CSS và Javascript.

Hướng dẫn thiết kế web Shopify đơn giản cho người mới

Việc tạo một website bán hàng trên Shopify rất đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là các bước thiết kế web Shopify mà người mới bắt đầu cũng có thể áp dụng ngay:

1. Đăng ký tài khoản Shopify

Khi truy cập vào trang chủ Shopify, bạn nên chọn dùng thử miễn phí 3 ngày (trước khi bị tính phí $1/tháng) nếu trước đó chưa có trải nghiệm nào trên nền tảng này.

Thiết kế web Shopify

Bước 1: Truy cập trang chủ Shopify và chọn “Start free trial”.

Bước 2: Bảng thông tin hiện ra yêu cầu bạn điền email, mật khẩu và tên cửa hàng.

Bước 3: Nhấp vào “Create your store”. Nếu là dân lập trình thì bạn có thể chọn vào một trong các ô với nội dung mà bạn cần. Hoặc nếu không thì chỉ cần bổ sung đầy đủ thông tin cá nhân của mình.

Bước 4: Chọn “Enter my store” để hoàn thành và bạn đã sở hữu một cửa hàng riêng của mình.

2. Đăng ký tên miền cho website Shopify

Trên trang quản trị, bạn chọn “Online store”“Domains” rồi nhấp vào “Buy new domain” để tiến hành mua tên miền cho website. Sau đó, bạn hãy điền tên miền và chọn đuôi mở rộng, giá tên miền tại Shopify từ $11 tùy từng loại tên miền.

Nhấp vào “Check availability” để kiểm tra xem tên miền này đã có người đăng ký chưa. Nếu bạn nhận được thông báo “This domain is available” nghĩa là có thể đăng ký tên miền này, khi đó bạn hãy điền thông tin thẻ để thanh toán.

Thiết kế web Shopify như thế nào

Bước tiếp theo là nhấn vào “Buy Domain” và vào email để xác thực thông tin. Ngay sau đó, tại mục “Set your primary domain”, bạn chọn “Redirect all traffic to this domain” và nhấn “Save”.

Trong trường hợp bạn muốn mua tên miền từ nhà cung cấp khác hay đang sở hữu tên miền thì ngay tại “Online Store” bạn chọn “Domains”“Connect existing domain” để thêm tên miền của bạn.

3. Cài đặt thông tin về trang web

Bạn thực hiện các tác vụ cài đặt thông tin của cửa hàng thông qua hai mục “Setting”“General”.

3.1 Cài đặt giao diện, logo và slideshow

Ngay tại Online Store, bạn hãy chọn “Themes” và nhấp vào “Explore free themes”. Lúc này, Shopify sẽ hỗ trợ bạn xem trước giao diện nên bạn chọn xem thử. Một số theme miễn phí phổ biến như Craft, Refresh, Dawn, Origin… hoặc trả phí như Broadcast, Starlite, Parallax, Alantic… để bạn lựa chọn thiết kế web Shopify. Khi quyết định chọn theme nào thì vào “Add to theme library” để tải về.

Thiết kế web Shopify là gì

Nếu các theme được thêm vào thì sẽ nằm ngay vị trí như ảnh trên. Tại đây, bạn có thể chọn “Customize” để tiến hành chỉnh sửa và bấm “Action” để chọn hành động rồi nhấp vào “Publish” để dùng theme đã tải.

Đặc biệt, giao diện của Customize khá dễ sử dụng, bạn chỉ cần nhấn vào cột bên trái để tiến hành thêm hoặc chỉnh sửa đối tượng. Bạn có thể chỉnh sửa theme với các tùy chọn font chữ, màu sắc, logo… Sau khi cài đặt xong thì hãy nhấp vào “View your store” để xem website bạn vừa tạo.

3.2 Cài đặt ngôn ngữ

Với nền tảng Shopify, người bán thường sử dụng tiếng Anh, bởi đây là ngôn ngữ mặc định. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cài đặt tiếng Việt một cách dễ dàng, chỉ với vài thao tác đơn giản như sau:

Nội dung liên quan:  [:vi]Hướng dẫn từ A-Z cách làm Dropshipping trên Shopify cho người mới[:]

Bước 1: Trong mục Setting, bạn nhấp vào “Store languages” hoặc “Languages”.

Bước 2: Trong bảng Languages, bạn sẽ thấy danh sách các ngôn ngữ mà Shopify hỗ trợ. Nếu ngôn ngữ bạn cần chưa được hỗ trợ thì hãy vào “Manage languages” và thêm ngôn ngữ mới.

Bước 3: Tiến hành chọn ngôn ngữ bạn muốn cài đặt và chọn “Save” để hoàn thành.

3.3 Cài đặt điều hướng và thanh menu

Một số người muốn điều hướng link của mình về các địa chỉ khác thì hãy chọn “Navigation”  trong mục Online Store. Sau đó, nhấp vào “URL Redirects” và thêm link điều hướng rồi chọn “Save Redirect” để lưu.

Tiếp theo, bạn chọn  “Add menu” để tạo thanh menu, thêm tên tại mục “Title” và thêm các nút bằng cách nhấp vào “Add menu item”, chèn link rồi điền tên nút.

4. Đăng sản phẩm trên web Shopify

Để thêm sản phẩm cần bán trên web Shopify, hãy nhấp vào “Products” rồi chọn “Import” để dùng file CSV. Hoặc bạn có thể chọn “Add Product” rồi thêm từng sản phẩm muốn kinh doanh. Sau đó tiến hành thêm các tiêu chí mô tả sản phẩm như thông tin cơ bản, thuộc tính, danh mục, giá cá… Điền đầy đủ thông tin sản phẩm rồi bạn ấn nút “Save” để lưu.

mẹo thiết kế web Shopify chuyên nghiệp

5. Thêm phương thức thanh toán và giao hàng

Trong phần Setting, bạn chọn “Payment Providers” để cài đặt tính năng thanh toán. Lời khuyên cho bạn là nên dùng Paypal để tiện cho việc thanh toán. Lúc này, bạn nhấp vào “Active Paypal Express Checkout” rồi nhập email Paypal của bạn.

Còn riêng về giao hàng, bạn bấm vào Shipping để đặt giá thành và chức năng trong vận chuyển. Bạn hoàn toàn có thể thêm chi phí vận chuyển cho từng khu vực khác nhau tại “Manage rates”.

Một số mẹo thiết kế web Shopify chuyên nghiệp

Thiết kế của trang web là điều đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi truy cập vào cửa hàng Shopify của bạn. Do đó, thiết kế web Shopify trở nên quan trọng bởi vì nó quyết định khách hàng có ở lại trang web đủ lâu để ra quyết định mua hàng hay không. Dưới đây là một số mẹo thiết kế website Shopify chuyên nghiệp mà bạn không nên bỏ qua:

1. Lên kế hoạch thiết kế web bán hàng Shopify

Để thiết kế web Shopify chuyên nghiệp, bước đầu tiên bạn cần phải làm là lập kế hoạch. Đây là lúc mà bạn lên ý tưởng về giao diện mà bạn mong muốn ở website bán hàng, dựa trên nhận diện thương hiệu hoặc những mục tiêu bạn hướng tới cho cửa hàng của mình. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sử dụng theme Shopify nào, bố cục website như thế nào… Nếu website của bạn có thiết kế đẹp, bắt mắt thì sẽ có thể giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và thu hút người mua mới. Từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, thời gian ở lại website, tỷ lệ thoát và sự hài lòng của khách hàng.

2. Lựa chọn Theme phù hợp với cửa hàng Shopify 

Lựa chọn theme phù hợp là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ chủ cửa hàng Shopify nào. Mỗi nhà bán hàng đều có thương hiệu riêng biệt với logo, màu sắc, phông chữ và phong cách thiết kế khác nhau. Theme phù hợp sẽ giúp bạn thể hiện cá tính thương hiệu một cách nhất quán trên website, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và giúp họ ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm của bạn. Như vậy mới thu hút sự chú ý của khách hàng, khiến họ ở lại trang web lâu hơn và có nhiều khả năng mua hàng hơn.

Thiết kế web Shopify

Để lựa chọn theme phù hợp cho website Shopify, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau:

Ngành hàng kinh doanh: Mỗi ngành hàng sẽ có những đặc điểm riêng về sản phẩm, đối tượng khách hàng và phong cách thiết kế. Vì vậy, bạn nên chọn theme phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình để thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ấn tượng tốt về thương hiệu. Chẳng hạn, nếu bạn bán quần áo thời trang thì nên chọn theme có thiết kế hiện đại và trẻ trung. Hoặc nếu bán đồ nội thất thì bạn có thể chọn theme có thiết kế sang trọng, tinh tế.

Loại sản phẩm: Loại sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn theme cho web Shopify. Giả sử bạn bán sản phẩm kỹ thuật số, hãy chọn theme có giao diện đơn giản, dễ nhìn để khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Nếu bạn kinh doanh thủ công thì nên chọn theme có giao diện mộc mạc, gần gũi để thể hiện sự độc đáo của sản phẩm.

Đối tượng khách hàng: Người bán cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để chọn theme phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. Lấy ví dụ là bạn bán hàng cho trẻ em, theme có màu sắc tươi sáng, hình ảnh bắt mắt sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Và nếu bán hàng cho doanh nhân, bạn nên chọn theme có thiết kế chuyên nghiệp, sang trọng.

Tính năng: Bạn cần phải xác định các tính năng cần thiết cho cửa hàng như giỏ hàng, thanh toán… Sau đó, hãy chọn theme có đầy đủ các tính năng này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một số theme có các tính năng nâng cao như tích hợp mạng xã hội, phân tích dữ liệu… Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các theme đó nếu bạn cần những tính năng này cho cửa hàng của mình.

Nội dung liên quan:  [:vi]Có nên bán áo thun trên shopify? Bật mí các bước bán hàng Shopify hiệu quả[:]

Giá cả: Theme Shopify có giá dao động từ miễn phí đến hàng trăm USD nên bạn hãy cân nhắc ngân sách của mình để lựa chọn theme có mức giá phù hợp. Một số theme miễn phí cũng có đầy đủ tính năng và được hỗ trợ khá tốt. Tuy nhiên, các theme trả phí sẽ có nhiều tính năng hơn, giao diện đẹp mắt hơn và hỗ trợ tốt hơn cho nhà bán hàng.

Khả năng tùy chỉnh: Một số theme có khả năng tùy chỉnh cao cho phép bạn thay đổi màu sắc, phông chữ, bố cục… để phù hợp với thương hiệu của mình. Do đó, nếu bạn muốn có một cửa hàng độc đáo thì nên chọn theme có khả năng tùy chỉnh cao.

3. Thiết kế bố cục hợp lý cho website Shopify

Khi thiết kế bố cục website Shopify, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để trang web bán hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn:

Thiết kế web Shopify chuyên nghiệp

Xác định đối tượng khách hàng: Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp người bán thiết kế bố cục phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. Ví dụ, nếu khách hàng là người trẻ tuổi, bạn nên sử dụng bố cục đơn giản, dễ nhìn với hình ảnh bắt mắt. Hoặc nếu khách hàng của bạn là doanh nhân thì nên sử dụng bố cục sang trọng với nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm.

Mục tiêu xây dựng website: Bạn cần xác định mục tiêu của việc xây dựng website Shopify, muốn bán hàng, thu thập thông tin khách hàng… Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn thiết kế bố cục hợp lý nhất để đạt được mục tiêu đó. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là bán hàng thì hãy đặt nút kêu gọi hành động (CTA) ở vị trí nổi bật trên trang chủ. Và nếu mục tiêu là thu thập thông tin khách hàng thì bạn nên đặt biểu mẫu đăng ký ở vị trí dễ nhìn thấy.

Sản phẩm: Loại sản phẩm bạn kinh doanh cũng ảnh hưởng đến bố cục website. Ví dụ, với các sản phẩm thời trang, người bán hàng nên sử dụng bố cục có nhiều hình ảnh (ở nhiều góc độ) để khách hàng có thể xem sản phẩm chi tiết.

Bố cục chung: Thường bao gồm các phần sau:

  • Header: Chứa logo, thanh điều hướng và thông tin liên hệ.
  • Main content: Chứa nội dung chính của website như sản phẩm, bài viết blog hoặc trang liên hệ.
  • Sidebar: Chứa các widget như giỏ hàng, thanh toán hoặc các sản phẩm liên quan.
  • Footer: Chứa thông tin bản quyền và các liên kết đến các trang khác trên website.

Sử dụng khoảng trắng hợp lý: Khoảng trắng giúp website trông bớt lộn xộn và dễ nhìn hơn.

Màu sắc phù hợp: Bạn biết không màu sắc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của khách hàng. Vì vậy, hãy chọn màu sắc phù hợp với nhận diện thương hiệu và mục tiêu của website.

Phông chữ dễ đọc: Phông chữ nên dễ đọc và phù hợp với phong cách chung của website Shopify.

Thân thiện với thiết bị di động: Ngày càng có nhiều người sử dụng thiết bị di động để truy cập internet nên bạn cần đảm bảo website của mình thân thiện với thiết bị di động.

Ngoài ra, Shopify cũng cung cấp một số công cụ giúp bạn thiết kế bố cục website như Shopify Layout Builder và Shopify Theme Customizer. Thiết kế bố cục hợp lý là yếu tố quan trọng để tạo nên website bán hàng trên Shopify hiệu quả. Do đó, hãy dành thời gian để nghiên cứu và thiết kế bố cục phù hợp nhất.

4. Xác định mục tiêu của thiết kế web Shopify

Nhà bán hàng cần xác định những gì muốn đạt được với trang web của mình và cách sử dụng website để đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt về thiết kế, bố cục, nội dung và tính năng của trang web Shopify.

Thiết kế web Shopify

Một số câu hỏi cần cân nhắc khi xác định mục tiêu như bạn muốn bán gì, bạn muốn tiếp cận ai, bạn muốn khách hàng thực hiện hành động gì, bạn muốn truyền tải thông điệp gì, bạn muốn tạo ấn tượng gì… Khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu đặt ra các mục tiêu cụ thể cho trang web Shopify của mình:

Tăng doanh số bán hàng: Mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thu thập khách hàng tiềm năng: Mục tiêu của bạn là thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng.

Tăng nhận thức về thương hiệu: Mục tiêu của bạn là nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng hơn đến trang web của mình.

Cung cấp dịch vụ khách hàng: Mục tiêu của bạn là cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng của mình và giải quyết các câu hỏi hoặc vấn đề của họ một cách nhanh chóng.

Lời kết

Shopify là nền tảng thương mại điện tử tiện lợi cho các nhà bán hàng mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn về Shopify và cách thiết kế web Shopify cơ bản từ A-Z. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sở hữu nhiều cửa hàng trên Shopify thì sẽ tốn khá nhiều chi phí cho mỗi store được khởi tạo. Đối với Seller mới, việc này dường như đắt đỏ và khó khăn. Vậy thì BurgerShop chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. BurgerShop giúp bạn tạo tài khoản miễn phí, không giới hạn số lượng store trong một tài khoản. Đồng thời, thiết lập cửa hàng chuyên nghiệp chỉ trong vài phút, sẵn kho theme đa dạng và tối ưu cho từng niche bán để bạn tha hồ lựa chọn. 

Bên cạnh đó, chúng tôi giúp bạn tối đa hoá giá trị trung bình đơn hàng thông qua các chiến lược upsell, cross-sell hiệu quả với bộ công cụ Smart Sell vô cùng mạnh mẽ. Cũng như, hỗ trợ gắn đa dạng các loại cổng thanh toán như PayPal, Stripe, Tazapay, Payoneer Checkout… tương thích với nhiều phương thức thanh toán để thuận tiện cho khách hàng của bạn. Liên hệ BurgerShop để nhận được support nhiệt tình 24/7 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader