connect-telegram

Niche Dropshipping là gì? Cách chọn ngách sản phẩm làm Dropship

Trong kinh doanh, thị trường được coi là “đại dương đỏ” khi nhiều đối thủ cùng tranh một miếng bánh. Khi ngày càng nhiều nhà bán hàng trên thị trường, bạn buộc phải tìm cho mình một lối đi khác biệt để tồn tại và phát triển. Làm Dropshipping cũng vậy, người bán cần tìm ra một ngách thị trường cụ thể hay niche để tập trung vào đó. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu niche dropshipping là gì và cách chọn ngách sản phẩm làm dropship thành công nhé!

Niche Dropshipping là gì?

Dropshipping là mô hình “bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển”. Hiểu đơn giản, đây là hình thức kinh doanh mà bạn là nhà bán lẻ nhưng lại không có hàng trong kho của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, bạn sẽ qua bên nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách. Lợi nhuận đạt được chính là phần chênh lệch giữa giá sản phẩm của nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng (đã trừ đi phí vận chuyển). Người làm chủ quá trình này gọi là Dropshipper.

niche dropshipping là gì

Niche dropshipping là kinh doanh dropshipping tập trung vào một phân khúc thị trường nhỏ hẹp (hay thị trường ngách). Nghĩa là thay vì bán đa dạng sản phẩm, niche dropshipping chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm/dịch vụ hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn, bạn không chọn bán tất cả các loại quần áo mà tập trung vào dropshipping quần áo thể thao dành cho nam giới.

Chọn niche dropshipping quan trọng thế nào?

Việc chọn ngách thị trường có thể quyết định thành công hay thất bại của bạn trong bán hàng dropshipping. Nếu bạn chọn sai thị trường ngách thì công sức tối ưu cửa hàng của bạn sẽ trở nên vô ích. Khi sản phẩm không bán tốt hoặc không đáp ứng nhu cầu thì rất khó để bạn phát triển cửa hàng và gia tăng doanh số.

Dưới đây là các lợi ích khi bạn chọn được niche dropshipping phù hợp:

Ít cạnh tranh: Thị trường chung thường bão hòa bởi vì nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những sản phẩm giống nhau. Điều này khiến việc thu hút khách hàng và tạo dựng vị thế càng trở nên khó khăn hơn. Niche dropshipping giúp người bán tập trung vào một phân khúc thị trường nhỏ hơn, cụ thể hơn nên giảm áp lực cạnh tranh. Từ đó, cửa hàng của bạn dễ dàng nổi bật và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Phạm vi sản phẩm được xác định rõ ràng: Khi nắm được những gì đang phổ biến trong thị trường ngách cụ thể và được mua sắm thường xuyên thì bạn sẽ biết chính xác sản phẩm nào có giá trị với đối tượng mục tiêu của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn: Hiểu rõ nhu cầu và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu giúp bạn có thể dễ dàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đáp ứng mong muốn của họ. Nhờ vậy, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, gia tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng dropship.

cách tìm niche dropshipping

Quản lý dễ dàng, linh hoạt: Tìm ra thị trường ngách phù hợp có thể giúp việc quản lý dễ dàng hơn, linh hoạt cải tiến và vận hành trong dài hạn.

Tăng hiệu quả marketing: Không cần lãng phí nguồn lực cho các chiến dịch marketing lớn và bao phủ toàn thị trường, bạn chỉ tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu với các chiến lược tiếp thị phù hợp, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn.

Xây dựng thương hiệu dễ dàng: Việc tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể giúp bạn định vị thương hiệu dễ dàng, tạo dựng uy tín và thậm chí là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Khách hàng sẽ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng.

Làm thế nào để tìm ra niche Dropshipping phù hợp?

Như bạn đã biết, việc tìm ra thị trường ngách đóng vai trò quan trọng khi kinh doanh dropshipping. Vậy làm thế nào để lựa chọn niche phù hợp?

1. Sử dụng công cụ nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Sẽ rất khó để bạn có thể tìm được đúng insight khách hàng nếu như chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và sử dụng những công cụ hỗ trợ nghiên cứu nhu cầu khách hàng dưới đây để giúp cho quá trình tìm niche dropshipping được chính xác và dễ dàng hơn.

1.1 Meta Audience Insights

Meta Audience Insights (trước đây là Facebook Audience Insights) là công cụ nghiên cứu nhu cầu khách hàng mà nhà bán hàng không thể bỏ qua. Được phát triển bởi Meta, công cụ này này giúp bạn thu thập các thông tin quan trọng về khách hàng mục tiêu. Đồng thời, tìm hiểu xem khách hàng nghĩ gì về thương hiệu và loại nội dung thu hút họ nhất.

ngách dropshipping

Bạn có thể sử dụng Meta Audience Insights để tìm thông tin về khách hàng như:

  • Nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng mối quan hệ…
  • Vị trí: khách hàng đến từ đâu, ngôn ngữ khách hàng sử dụng…
  • Lượt thích trang: danh mục và chủ đề mà khách hàng quan tâm.
  • Hoạt động: lượt nhấp vào quảng cáo, bình luận, thiết bị sử dụng…

Chẳng hạn, nếu bạn muốn bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thì bạn có thể nhập từ khóa liên quan và Meta sẽ cho biết có bao nhiêu người dùng hoạt động hàng tháng quan tâm đến lĩnh vực này. Điều này tương tự như cách bạn sử dụng công cụ tối ưu tìm kiếm (SEO) để tìm từ khóa phù hợp cho nội dung về sản phẩm/dịch vụ. Bạn cũng có thể xem lượng người quan tâm đến một chủ đề, lượt thích và vị trí của họ.

1.2 Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí do Google cung cấp. Sellers có thể dựa vào để kiểm tra lưu lượng tìm kiếm của các từ khóa trong vòng một tháng trên phạm vi của một quốc gia cụ thể hoặc toàn thế giới, đồng thời cũng có thể kiểm tra được độ cạnh tranh, độ khó của từ khóa. Nhờ vậy, Google Keyword Planner là công cụ mà bạn có thể tận dụng để tìm thị trường ngách cho dropshipping.

Nội dung liên quan:  [:vi]Kinh nghiệm làm Dropshipping chi tiết cho người mới[:]

niche dropshipping là gì

Nghiên cứu từ khóa: Bạn truy cập vào Google Keyword Planner và nhập các từ khóa rộng liên quan đến lĩnh vực bạn đã chọn. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe thì có thể nhập từ khóa “thực phẩm bổ sung”.

Phân tích kết quả: Công cụ sẽ cung cấp các thông tin về số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng, mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất cho mỗi từ khóa. Bạn nên chú ý đến các từ khóa có lượng tìm kiếm trung bình (không quá cao nhưng cũng không quá thấp) và mức độ cạnh tranh vừa phải.

Lọc các từ khóa: Từ các từ khóa rộng, bạn hãy lọc các cụm từ khóa nhỏ, cụ thể hơn. Chẳng hạn, “thực phẩm bổ sung” có thể được chia thành các cụm từ như “vitamin dành cho phụ nữ mang thai” hoặc “bột protein cho người tập gym”…

Lưu ý, Google Keyword Planner là một công cụ để tìm kiếm ý tưởng, bạn cần nghiên cứu thêm về thị trường, đối thủ cạnh tranh và tính khả thi của sản phẩm trước khi quyết định kinh doanh niche dropshipping.

1.3 Google Trends

Google Trends là công cụ hữu dụng được cung cấp bởi Google, giúp bạn khảo sát các cụm từ nào đang được tìm kiếm nhiều, mặt hàng nào đang hot. Nhờ Google Trend, bạn sẽ xác định được thị trường ngách hoặc một sản phẩm nào đó có xứng đáng để đầu tư không, có thu hút lượt quan tâm nhiều không.

tìm niche dropshipping phù hợp

Dưới đây là cách sử dụng Google Trends để hỗ trợ nhà bán hàng tìm ra ngách dropshippng phù hợp:

Xác định chủ đề: Bắt đầu bằng việc xác định chủ đề rộng liên quan đến sở thích hoặc lĩnh vực bạn am hiểu như thời trang, thể thao, sức khỏe, công nghệ…

Sử dụng tính năng khám phá: Google Trends cung cấp tính năng khám phá giúp bạn tìm kiếm các sản phẩm thịnh hành và liên quan đến chủ đề bạn chọn.

Phân tích theo thời gian: Xem xét xu hướng tìm kiếm theo thời gian để đánh giá mức độ phổ biến và tính bền vững của ngách.

So sánh các khu vực: So sánh mức độ quan tâm đến chủ đề theo khu vực để xác định thị trường tiềm năng.

Lọc theo danh mục con: Google Trends cho phép bạn lọc kết quả theo danh mục con để thu hẹp phạm vi tìm kiếm và tập trung vào các ngách cụ thể hơn.

Sử dụng các từ khóa liên quan: Sử dụng các từ khóa liên quan đến chủ đề bạn đang nghiên cứu để tìm kiếm thêm ý tưởng.

Google Trends chỉ ra cung cấp một phần thông tin nên bạn phải kết hợp với các công cụ khác như Google Keyword Planner, nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh để đánh giá toàn diện hơn. Bên cạnh đó, một số ngách có xu hướng theo mùa nên hãy cân nhắc yếu tố này khi đưa ra quyết định chọn niche dropshipping khi bắt đầu kinh doanh.

1.4 Mạng xã hội (Social Media)

Theo Kepios, 5,04 tỷ người dùng mạng xã hội, tức là 62,3% dân số trên thế giới đang dùng một hoặc nhiều mạng xã hội. Bên cạnh đó, 54% số người trong đó thường xuyên tìm kiếm sản phẩm mình cần mua trên mạng xã hội thay vì công cụ tìm kiếm như Google, Bing… Vì vậy, các kênh social chắc chắn là một nơi tuyệt vời nếu bạn muốn khám phá sản phẩm đang “gây bão”.

niche dropshipping là gì

  • TikTok & Instagram Reels: Hãy lướt xem video giải trí và theo dõi các hashtag thịnh hành trên TikTok và Instagram Reels. Nếu bạn đã có ý tưởng về sản phẩm thì có thể tìm kiếm các hashtag liên quan để tìm hiểu cách người dùng tương tác và bàn luận về sản phẩm đó.
  • Pinterest Suggest: Khi bạn đã có ý tưởng về niche dropshipping, bạn có thể thử nhập các từ khóa liên quan vào thanh tìm kiếm để xem Pinterest bổ sung những gì vào kết quả. Bạn sẽ tìm thấy một vài ý tưởng sản phẩm để thêm vào cửa hàng dropshipping đấy.
  • Tham gia cộng đồng trực tuyến: Việc này giúp bạn nắm được những sản phẩm khách hàng tiềm năng yêu thích và tính năng mà họ đánh giá cao nhất. Bạn có thể tham gia vào các nhóm (Group) Facebook, trả lời câu hỏi trên Quora và tham gia các chuyên mục Reddit.

1.5 Marketplaces

Nghiên cứu thị trường trên các nền tảng dropshipping nổi tiếng như Amazon, AliExpress, eBay, Etsy, Shopify… cũng là một cách giúp bạn tìm ra ngách dropshipping phù hợp. Cụ thể:

làm thế nào để tìm niche dropshipping

Amazon (Best Seller): Nói đến trang thương mại điện tử có quy mô lớn hàng đầu trên thế giới thì chắc chắn là Amazon. Đặc biệt, nền tảng này cung cấp những công cụ cho phép bạn phân tích thị trường và tìm ra mặt hàng đáng đầu tư. Bạn có thể vào mục Best Seller của Amazon để xem danh sách những sản phẩm bán chạy nhất được cập nhật hàng giờ.

AliExpress: Là một trong số những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất dành cho dropshipping, AliExpress cũng có một số công cụ để nghiên cứu thị trường. Danh mục Hot Products cho bạn biết những sản phẩm đang có nhu cầu cao dựa trên thông tin từ các nhà bán lẻ tại Trung Quốc. Bạn chỉ cần lướt xem danh sách này để tìm kiếm thị trường ngách mà bạn đang muốn nhắm vào, nếu không xuất hiện sản phẩm trong ngách thì có thể bạn nên cân nhắc một hướng đi khác.

Etsy: Đây là một trang thương mại điện tử tập trung vào các sản phẩm thủ công, đồ vintage và POD (Print-On-Demand: in theo yêu cầu). Những danh mục sản phẩm phổ biến sẽ được hiển thị ngay trên trang chủ của Etsy trong phần “Shop our popular gift categories”. Bạn có thể tham khảo mục này để tìm kiếm niche dropshipping tiềm năng cho mình.

2. Chọn niche sản phẩm có phụ kiện bổ sung đi kèm

Các nhà bán lẻ dropshipping hiện nay thường kinh doanh theo phân loại ngành hàng, chứ không chỉ tập trung vào một sản phẩm. Giả sử, nếu cửa hàng của bạn bán nến thơm thì bạn có thể cân nhắc bán thêm các phụ kiện cho nến như bật lửa châm nến, dìm bấc nến, kéo cắt bấc nến, hộp nến… hoặc các mặt hàng liên quan như túi thơm, sáp thơm. Khi bạn chọn một niche sản phẩm có nhiều phụ kiện bổ sung thì lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể.

3. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng để xác định niche dropshipping thành công, giúp nhà bán hàng đưa ra quyết định sáng suốt về sản phẩm, đối tượng khách hàng và chiến lược kinh doanh. Dưới đây là các bước thực hiện nghiên cứu thị trường hiệu quả trong dropshipping:

Nội dung liên quan:  [:vi]PingGo là gì? Hướng dẫn đăng ký PingGo chỉ trong 2 bước[:]

tại sao phải tìm niche dropshipping

Thu thập dữ liệu: Sử dụng nhiều dữ liệu đa dạng để có được “bức tranh” toàn diện về thị trường. Một số nguồn dữ liệu phổ biến như công cụ phân tích thị trường Google Trends, Ahrefs, Exploding Topics… hay báo cáo ngành và bài viết chuyên môn của Statista, McKinsey & Company, Mordor Intelligence… và diễn đàn mạng xã hội Facebook Groups, Reddit, LinkedIn…

Phân tích dữ liệu: Các công cụ phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn tổ chức, sắp xếp và tổng hợp thông tin thu thập được. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận diện các xu hướng thị trường, mức độ cạnh tranh và tiềm năng phát triển của ngách.

Đánh giá và lựa chọn niche: Dựa trên kết quả phân tích, bạn tiến hành đánh giá tiềm năng của từng niche như nhu cầu thị trường đối với sản phẩm trong niche (mức độ quan tâm), số lượng đối thủ cạnh tranh (mức độ cạnh tranh), khả năng sinh lời cao hay không (tiềm năng lợi nhuận), khả năng tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao cho sản phẩm trong niche (nguồn cung cấp) và đam mê/kiến thức về niche (sở thích cá nhân).

4. Chọn sản phẩm chưa có ở địa phương

Cửa hàng dropshipping của bạn sẽ khó mà gây chú ý với khách hàng nếu bạn bày bán những sản phẩm đã có trong các cửa hàng địa phương. Ngược lại, khi người mua không thể tìm thấy mặt hàng mình cần ở xung quanh thì họ sẽ tìm tới bạn. Do đó, hãy dành thời gian khảo sát thị trường xem mặt hàng mà bạn định kinh doanh đã xuất hiện nhiều chưa. Nên chọn các mặt hàng độc đáo, khác biệt nhưng vẫn phải thu hút sự quan tâm hoặc yêu thích nhất định để đảm bảo “cầu” luôn cao.

5. Đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân

Hãy cân nhắc lựa chọn một thị trường ngách mà bạn từng sử dụng thực tế. Hiểu đơn giản là bạn đã dùng một sản phẩm nào đó trong niche. Như vậy, bạn có thể dễ dàng chia sẻ về sản phẩm như công dụng, cách dùng… và kinh nghiệm với khách hàng tiềm năng, từ đó, bán được hàng và gia tăng doanh thu.

niche dropshipping là gì

6. Hướng tới niche có doanh thu thấp

Việc hướng tới niche có doanh thu thấp sẽ ít cạnh tranh tranh hơn so với các niche phổ biến. Nếu khai thác đúng cách thì có thể mang lại lợi nhuận ổn định cho người bán. Tuy nhiên, niche có doanh thu thấp thường có thị trường nhỏ hơn và lượng khách hàng tiềm năng ít hơn. Vì vậy, bạn cần có chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng và tạo ra doanh số bán hàng. Đồng thời, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và nội dung về sản phẩm chất lượng cao.

7. Cân nhắc sản phẩm tiêu dùng sử dụng một lần

Sản phẩm tiêu dùng sử dụng một lần là những sản phẩm được thiết kế để sử dụng chỉ một lần hoặc trong thời gian ngắn trước khi bị loại bỏ. Khách hàng thường mua những sản phẩm này vì tính tiện lợi và vệ sinh của chúng. Khăn giấy, bát đĩa, dao kéo, dụng cụ vệ sinh dùng một lần giúp tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp. Hơn nữa, sản phẩm sử dụng một lần thường có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ, giúp việc lưu kho và vận chuyển dễ dàng hơn.

8. Tìm cách giải quyết vấn đề của khách hàng

Nếu bạn chưa biết chọn thị trường ngách nào để kinh doanh dropshipping thì hãy quan sát những người xung quanh. Nghe có vẻ lạ nhưng bạn hãy thử đi, xem bạn bè hoặc thành viên trong gia đình thường phàn nàn điều gì, khó chịu về điều gì và làm sao để bạn giúp họ giải quyết vấn đề đó. Nhờ vậy, bạn sẽ tìm được ý tưởng làm dropshipping đấy.

niche dropshipping là gì

Chọn đúng thị trường ngách là một bước quan trọng để làm dropshipping thành công. Bạn cần nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc để tìm ra niche phù hợp nhất. Quan trọng nhất là phải xác định rõ ràng tệp khách hàng về nhu cầu mong muốn và khả năng chi trả, cũng như, quy mô thị trường có đủ lớn để bạn thu về lợi nhuận hay không.

Một cách để chọn niche dropshipping là tìm danh mục mà bạn đam mê. Khi có đam mê, bạn sẽ có thể dành cả ngày để tìm hiểu về ngách, bạn sẽ hào hứng khi bán sản phẩm, bạn sẽ tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm và bạn có thể thành công. Nếu bạn thích thị trường ngách đó thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng, bạn biết khách hàng mong đợi điều gì và cách để tiếp cận họ. Ngoài ra, khi làm ngách mà bạn đam mê, bạn sẽ biết những thuật ngữ mà khách hàng thường dùng nên bạn hiểu rõ họ thích gì, từ đó, thiết kế giao diện cửa hàng phù hợp.

Nếu không có đam mê thì sao? Vậy thì đừng tìm kiếm đam mê mà đam mê sẽ tự tìm đến bạn. Bạn cứ làm việc, chọn ngách bán hàng và tìm ngách lợi nhuận theo xu hướng. Dần dần bạn sẽ khám phá ra đam mê của mình thôi!

Bên cạnh đó, bạn nên thử nghiệm nhiều niche dropshipping để đánh giá hiệu suất. Việc “bỏ hết trứng vào một giỏ” là vô cùng nguy hiểm, nhất là với thị trường ngách. Liên tục đổi mới và tìm tòi những thị phần mới chính là bí quyết giúp bạn chinh phục được nhiều khách hàng hơn.

Một số niche dropshipping tốt nhất hiện nay

Các niche dropshipping mà bạn có thể tham khảo để bắt đầu kinh doanh như:

  • Thời trang và phụ kiện: Luôn thay đổi và cập nhật xu hướng mới, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, đặc biệt là giới trẻ. Các sản phẩm bán chạy nhất của ngách này như t-shirt, hoodie, tank top, sweatshirt, socks…
  • Sức khỏe và chăm sóc cá nhân: Nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp luôn cao, nhất là khi mọi người ngày càng quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và ngoại hình của bản thân. Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thuần chay, dụng cụ tập thể dục, thiết bị theo dõi sức khỏe… là những sản phẩm tiềm năng của niche dropshipping này.
  • Sản phẩm cho thú cưng: Số lượng người nuôi thú cưng ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu cao về các sản phẩm chăm sóc thú cưng. Khách hàng thường mua thức ăn, phụ kiện, đồ chơi… cho thú cưng của họ.
  • Đồ gia dụng và thiết bị thông minh: Các sản phẩm giúp đơn giản hóa cuộc sống và mang lại sự tiện lợi ngày càng được ưa chuộng. Vậy nên, không quá bất ngờ khi các sản phẩm thiết bị nhà bếp thông minh, thiết bị dọn dẹp nhà cửa… luôn nằm trong top bán chạy.
  • Sản phẩm cho trẻ em: Thị trường sản phẩm dành cho trẻ em luôn sôi động với nhu cầu đa dạng của cha mẹ, họ luôn muốn con mình luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất. Một số sản phẩm có lợi nhuận cao như quần áo, đồ chơi, sách vở giáo dục, đồ dùng học tập…
Nội dung liên quan:  [:vi]Marketplaces Châu Âu không chỉ mỗi Amazon & Ebay[:]

cách tìm niche dropshipping

Ngoài những niche trên, bạn cũng có thể tham khảo một số niche tiềm năng khác như sản phẩm thủ công (DIY), đồ dùng du lịch, văn phòng phẩm, phụ kiện ô tô…

Làm sao để thành công với niche của mình?

Bạn đã tìm ra niche dropshipping phù hợp nhưng để kinh doanh thành công là một hành trình đẩy thử thách. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đơn giản hóa quá trình này.

1. Hiểu khách hàng mục tiêu

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ngách cho cửa hàng dropshipping của mình thì hãy nghĩ theo hướng này, đôi khi bạn cần tìm khách hàng trước chứ không phải sản phẩm. Khi bạn đã xác định được mình muốn bán cho ai (và nhu cầu của họ) thì việc bán hàng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Kiểm soát nguồn cung

Kiểm soát nguồn cung là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh dropshipping. Khi bạn hợp tác với nhà cung cấp, bạn tin tưởng họ sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cao, vận chuyển hàng hóa đúng hạn và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt.

Một số mẹo để kiểm soát nguồn cung dropshipping hiệu quả:

  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Người bán nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, đọc các đánh giá của khách hàng, đảm bảo quy trình vận chuyển nhanh chóng và dễ dàng đổi trả nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng. Bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp đưa mẫu sản phẩm để bạn kiểm tra trước khi tiến hành hợp tác.
  • Giao tiếp thường xuyên: Cập nhật cho nhà cung cấp về nhu cầu hàng hóa của bạn và giải quyết vấn đề kịp thời. Đồng thời, đảm bảo cả hai bên đều hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của mối quan hệ hợp tác. Bạn cũng nên cho nhà cung cấp biết các phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình vận chuyển.
  • Đa dạng hóa nguồn cung: Đừng phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất mà hợp tác với các bên để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo luôn có đủ hàng hóa để bán. Bạn có thể tìm các nhà cung cấp ở khu vực khác nhau giúp bạn giảm thiểu chi phí vận chuyển và tiếp cận khách hàng ở nhiều quốc gia.

làm thế nào để thành công với niche dropshipping

3. Có chiến lược giá phù hợp

Việc lựa chọn chiến lược giá phù hợp đóng vai trò rất lớn trong thành công của kinh doanh dropshipping. Giá bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Do đó, nhà bán hàng cần cân nhắc các yếu tố sau khi xây dựng chiến lược giá:

Chi phí sản phẩm: Đây là yếu tố cơ bản quyết định giá bán bao gồm giá gốc nhập hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí kho bãi (nếu tự lưu kho)…

Các chiến lược giá phổ biến: Tham khảo một số chiến lược giá như giá theo chi phí (cộng chi phí sản phẩm với tỷ suất lợi nhuận mong muốn để xác định giá bán), giá theo giá trị (xác định giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng và đặt giá bán tương xứng). Hoặc đặt giá cạnh tranh, nghĩa là để giá bán thấp hơn hoặc cao hơn so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Công cụ hỗ trợ: Sử dụng các công cụ phân tích giá để nghiên cứu giá bán của đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.

Lựa chọn chiến lược giá phù hợp đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Doanh nghiệp dropshipping cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược giá theo từng giai đoạn phát triển và dựa trên phản hồi của thị trường.

4. Nâng cao giá trị cho sản phẩm

Để gia tăng giá trị sản phẩm, bạn có thể cung cấp thêm các dịch vụ như bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng chi tiết… Bên cạnh đó là tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và ấn tượng cho khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài, khuyến khích họ mua hàng và giới thiệu sản phẩm cho bạn bè.

5. Hợp tác với các công ty dropship có tiếng

Hợp tác với các công ty dropship uy tín mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, mở rộng phạm vi sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng. Nhà bán hàng không cần phải lo lắng về việc quản lý hàng tồn kho, đóng gói hay vận chuyển sản phẩm. Đồng thời, có thể cung cấp nhiều sản phẩm hơn mà không cần đầu tư vào kho hàng và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua mạng lưới phân phối của công ty dropship. Một số công ty dropship có tiếng mà bạn có thể tham khảo như Shopify, Oberlo, Doba, SaleHoo…

Lời kết

Thị trường ngách luôn là “miền đất” tiềm năng cho bất kỳ nhà kinh doanh dropshipping nào. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu niche dropshipping là gì và cách để tìm ra niche phù hợp. Và nếu bạn đang nhen nhóm ý tưởng dropshipping nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và mở cửa hàng như thế nào thì BurgerShop là lựa chọn tuyệt vời bởi:

  • Miễn phí đăng kí và không giới hạn cửa hàng: Với BurgerShop, bạn có thể bắt đầu hành trình Dropshipping của mình mà không cần lo lắng về chi phí.
  • Thiết lập cửa hàng chỉ trong vài phút: Chỉ mất vài phút đồng hồ là bạn đã sở hữu một cửa hàng chuyên nghiệp với kho theme đa dạng và tối ưu cho từng ngành hàng.
  • Tối đa hóa giá trị đơn hàng trung bình: BurgerShop hỗ trợ tối ưu hóa giá trị trung bình đơn hàng qua các chiến lược upsell, cross-sell hiệu quả với bộ công cụ Smart Sell.
  • Nhiều lựa chọn thanh toán: Hỗ trợ đa dạng các phương thức thanh toán như PayPal, Tazapay, Stripe, Payoneer Checkout… để thuận tiện cho khách hàng.
  • Tối ưu cửa hàng chuyên nghiệp: Cửa hàng của bạn được đảm bảo tối ưu chuẩn SEO và đạt tiêu chuẩn để đăng ký Google Merchant Center.
  • Đội ngũ hỗ trợ bằng tiếng Việt: Đội ngũ BurgerShop luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn 24/7 cả bẳng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

BurgerShop còn cung cấp dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) hàng đầu BurgerPrints dành riêng cho dropshipping các sản phẩm Print-on-Demand. Với khả năng sản xuất nhanh và vận chuyển hàng đầu, hệ sinh thái của chúng tôi sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh hơn bao giờ hết. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn tốt nhất:

Website: https://burgershop.io/ 

Email: business@burgershop.io

Fanpage: https://www.facebook.com/burgershop.io 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader