connect-telegram

Tại Việt Nam Temu có được cấp phép không?

Temu đang là cái tên đang được nhiều người quan tâm với những ưu đãi hấp dẫn và giá sản phẩm bất ngờ. Tuy nhiên, nền tảng mua sắm trực tuyến này cũng làm dấy lên những nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh tại Việt Nam. Vậy thực tế ở nước ta Temu có được cấp phép không? Có nên mua hàng Temu không? Cùng BurgerPrints đi tìm câu trả lời ngay trong nội dung dưới đây!

Tổng quan về sàn TMĐT Temu

Temu là một nền tảng mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn PDD Holdings, công ty mẹ của sàn thương mại điện tử Pinduoduo nổi tiếng tại Trung Quốc. Ra mắt vào năm 2022, emu nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trên toàn thế giới và trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu, cạnh tranh với các tên tuổi lớn như Amazon.

Temu cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng, từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện tử đến đồ chơi, cho đến các sản phẩm cho mẹ và bé. Đặc biệt, Temu nổi tiếng với các sản phẩm giá siêu rẻ và nhiều khuyến mãi.

Temu có được cấp phép ở Việt Nam không?

Câu trả lời là ngắn gọn là chưa. Temu đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối tháng 9/2024, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng với các chương trình giảm giá hấp dẫn và miễn phí vận chuyển. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tính tới tháng 11/2024, Temu chưa được cấp phép hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Bộ Công Thương đang làm việc với các nền tảng thương mại điện tử nói chung và Temu nói riêng về vấn đề này. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nội dung liên quan:  Hướng dẫn làm Temu Affiliate chi tiết cho người mới

Tại sao Temu chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam?

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, Temu đã hoạt động tại Việt Nam từ đầu tháng 10 năm 2024 mà chưa hoàn tất thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật. Đến ngày 24/10/2024, Temu mới gửi văn bản chính thức đến Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.

Ngày 4/11, công ty Elementary Innovation Pte. Ltd, chủ sở hữu của sàn thương mại điện tử Temu, mới hoàn tất thủ tục đăng ký thuế tại Việt Nam. Theo quy định, các sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho các hoạt động kinh doanh phát sinh tại Việt Nam.

Dự kiến, sau khi hoàn tất các thủ tục và nghĩa vụ cần thiết và được cơ quan chức năng phê duyệt, Temu mới có thể hoạt động chính thức tại Việt Nam.

Sẽ ra sao nếu Temu được cấp phép tại Việt Nam?

Temu hiện đang hoạt động tại nhiều quốc gia và đã đạt vị thế hàng đầu ở các thị trường lớn như Mỹ, Canada. Việc Temu được cấp phép hoạt động tại Việt Nam sẽ mang lại lợi ích và những rủi ro nhất định như:

1. Lợi ích

  • Tăng cường sự lựa chọn cho người tiêu dùng: Người mua tại Việt Nam sẽ có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh.
  • Thúc đẩy cạnh tranh trong ngành thương mại điện tử: Điều này có thể thúc đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
  • Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước: Temu sẽ nộp các loại thuế như VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần vào ngân sách quốc gia.

2. Rủi ro

  • Áp lực lên các doanh nghiệp trong nước: Sự tham gia của Temu có thể gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Temu có tiềm lực tài chính mạnh và chính sách giá thấp.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguồn gốc hàng hóa: Sàn quốc tế như Temu có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và nguồn gốc hàng hóa từ các nhà cung cấp nước ngoài, dẫn đến rủi ro về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam.
  • Bảo mật dữ liệu người dùng: Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề cần được chú trọng, đặc biệt khi Temu phải tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin tại Việt Nam.
Nội dung liên quan:  Temu của nước nào? Nguồn gốc và xuất xứ của Temu

Hiện nay, Indonesia đã đi đầu trong việc cấm Temu để bảo vệ thị trường nội địa, trong khi Thái Lan và Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc các biện pháp tương tự, như áp thuế hoặc tăng cường kiểm soát.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu EU cũng đang xem xét áp dụng Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (Digital Services Act – DSA) để tăng cường quản lý các nền tảng trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng cần theo dõi sát sao tình hình và có những biện pháp quản lý phù hợp.

Có nên mua hàng trên Temu ở thời điểm hiện tại không?

Như đã đề cập ở trên, Temu là nền tảng thương mại trực tuyến chưa được Bộ Công thương xác nhận, chưa được cấp phép và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Do đó, nếu có tranh chấp giữa người mua tại Việt Nam và người bán trên Temu, quyền lợi của bạn có thể không được pháp luật Việt Nam bảo vệ đầy đủ.

Thứ hai, Temu hiện không hỗ trợ hình thức thanh toán khi nhận hàng, buộc người dùng phải thanh toán trước bằng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử quốc tế. Đây chính là yếu tố đặt ra nguy cơ lộ thông tin cá nhân, đặc biệt khi các hình thức thanh toán này chưa phổ biến tại Việt Nam và tiềm ẩn nguy cơ bị hacker tấn công.

Quy trình hoàn tiền của Temu cũng khá phức tạp và khắt khe, đòi hỏi người dùng phải tuân thủ điều kiện chất lượng của sàn. Đồng thời Temu chỉ nhận gửi trả hàng qua hệ thống vận chuyển Best Express.

Vì vậy, trước khi quyết định mua hàng trên Temu, bạn nên cân nhắc kỹ các yếu tố trên để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho bản thân.

Nội dung liên quan:  Temu là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Temu

Một số sàn Trung Quốc khác chưa được cấp phép tại Việt Nam

Ngoài Temu, tại Việt Nam cũng có một số sàn thương mại điện tử khác của Trung Quốc chưa được cấp phép:

1. Shein

Shein là một nhà bán lẻ thời trang trực tuyến toàn cầu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nền tảng này nổi tiếng với cung cấp đa dạng các sản phẩm thời trang, từ quần áo, phụ kiện cho đến đồ trang sức, với mức giá vô cùng hấp dẫn. Shein đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, đặc biệt được giới trẻ yêu thích.

Từ đầu năm 2022, Shein bắt đầu được quảng bá rầm rộ tại Việt Nam, và ngày càng trở nên phổ biến trong 2 năm gần đây. Sự gia tăng của thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của Shein tại thị trường này.

2. 1688

1688 là một nền tảng thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) lớn nhất của Trung Quốc, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Nền tảng này kết nối các nhà sản xuất, nhà cung cấp với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trên toàn thế giới.

Không có thông tin chính thức về thời điểm 1688 chính thức có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, nền tảng này đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để tìm kiếm nguồn hàng từ lâu bởi sự bành trướng của thương hiệu mua sắm toàn cầu Alibaba.

Tạm kết

Như vậy, qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi Temu có được cấp phép không. Thực tế, đến thời điểm hiện tại, Temu vẫn chưa được cấp phép kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Đồng nghĩa với việc hoạt động của Temu tại Việt Nam hiện đang trong tình trạng không được pháp luật bảo hộ. Việc chưa được cấp phép kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Chính vì thế, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành mua bán trên nền tảng thương mại điện tử này.

Ngoài ra, đừng quên tiếp tục theo dõi blog BurgerPrints để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức hữu ích nào cùng chuyên mục nhé!

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader