Hiện nay có tới hơn 2.5 triệu seller đang hoạt động trên Amazon, và con số ấy vẫn đang tiếp tục tăng thêm 3000 người mới mỗi ngày. Mỗi Amazon seller đều phải đưa ra lựa chọn về cách fulfill đơn hàng: Trả phí để Amazon quản lý và hoàn thiện đơn hàng hoặc tự mình làm điều đó.
Hai lựa chọn này tương ứng với hai dịch vụ mà Amazon cung cấp: FBA (Fulfillment by Amazon) và FBM (Fulfillment by Merchant). Theo khảo sát của Jungle Scout thì phần lớn Amazon seller sử dụng FBA, một phần ba có lựa chọn sử dụng FBM. Trong đó, một số người thì dùng cả 2 hình thức, và một số ít chỉ sử dụng FBM.
Việc lựa chọn giữa FBA và FBM có thể khó khăn nếu bạn không thực sự hiểu rõ về hai hình thức này. Vậy nên trong bài viết này, BurgerPrints sẽ cố gắng để giải thích và làm rõ đặc điểm của FBA, FBM để giúp seller dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hình thức phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
1. FBA là gì? Ưu nhược điểm của FBA
FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ kho bãi và hoàn thiện đơn hàng của Amazon, cho phép seller gửi hàng đến kho của Amazon và khi seller có đơn thì Amazon sẽ thực hiện đóng gói, vận chuyển.
Khi bạn sử dụng FBA, Amazon sẽ tính phí fulfillment và phí lưu kho hàng tháng:
- Phí fulfillment bao gồm các chi phí liên quan đến chọn hàng, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Phí lưu trữ hàng tồn kho hàng tháng bao gồm chi phí lưu trữ các mặt hàng trong kho của Amazon.
Các chi phí này không bao gồm phí giới thiệu (referral fees – hoa hồng của Amazon cho doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử).
1.1. Ưu điểm của Amazon FBA
1.1.1. Prime Shipping
Các sản phẩm được fulfill thông qua FBA đều đủ điều kiện để được vận chuyển Prime. Điều này có nghĩa là những khách hàng đăng ký Amazon Prime có thể nhận được hàng của bạn trong 2 ngày vận chuyển mà không mất thêm phí (thậm chí là trong 1 ngày với một số khu vực).
Chỉ riêng tại US đã có hơn 110 triệu người đăng ký Prime. Họ có xu hướng mua một mặt hàng có huy hiệu Prime shipping hơn là một mặt hàng vận chuyển thông thường. Điều này có thể góp phần làm tăng tiềm năng bán hàng của bạn, vì những người đăng ký Prime rất muốn tận dụng thời gian giao hàng nhanh chóng.
1.1.2. Giành được Buy Box của Amazon
Có tới 85% tổng doanh số bán hàng được thực hiện thông qua Buy Box. Như vậy, nếu muốn cạnh tranh với những seller khác cung cấp mặt hàng tương tự trên Amazon thì việc có được Buy Box rất quan trọng. Buy Box xuất hiện trên trang chi tiết sản phẩm, bên trong Buy Box sẽ có nút màu vàng “Add to cart” (Thêm vào giỏ hàng) và “Buy now” (Mua ngay), giúp khách hàng có thể thêm các sản phẩm vào giỏ hàng của họ hoặc mua hàng ngay lập tức.
Buy Box là tính năng ưu tiên dành cho Amazon seller khi đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Trong đó, fulfillment là yếu tố quan trọng nhất mà Amazon xem xét khi quyết định seller nào nhận được Buy Box. Về cơ bản, việc vận chuyển và giao hàng của bạn càng có giá thành rẻ, nhanh chóng, thuận tiện và đáng tin cậy thì càng tốt.
Amazon coi FBA có các chỉ số hoàn hảo về fulfillment, điều này có nghĩa là khi sử dụng FBA thì bạn có thể tăng tỷ lệ giành được Buy Box lên đáng kể so với seller sử dụng FBM.
1.1.3. Tập trung vào bán hàng mà không cần lo đến fulfill
Khi nhắc đến việc quản lý fulfill, danh sách công việc cần làm kéo rất dài, bao gồm tuyển dụng người, đào tạo họ, theo dõi hàng tồn kho, đàm phán giá vận chuyển, thời gian vận chuyển, giao đúng đơn hàng… Có thể thấy việc quản lý kho hàng và vận chuyển khá vất vả.
Vậy nên Amazon đã thiết lập cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc xử lý và vận chuyển đơn hàng một cách thông minh và nhanh chóng. Ngoài ra chương trình FBA còn cho phép người bán dễ dàng mở rộng quy mô mà không cần thêm nhân viên hoặc sức chứa kho hàng khi lượng đơn đặt hàng thay đổi.
Nhiều seller Amazon thích tập trung vào tìm nguồn cung ứng, phát triển các sản phẩm tuyệt vời, tiếp thị và bán hàng. Vậy nên họ rất vui khi để Amazon quản lý các hoạt động thực hiện hàng ngày cho họ.
Tuy nhiên, nếu là Seller POD thì đây cũng không phải vấn đề mà bạn phải lo lắng. Việc của bạn cần làm là tập trung vào thiết kế, tiếp thị sản phẩm và lựa chọn một đơn vị fulfillment uy tín, tất cả những việc còn lại như in ấn, đóng gói, vận chuyển, đơn vị fulfillment mà bạn lựa chọn sẽ xử lý hết.
Và nếu chưa tìm được đơn vị POD fulfillment nào vừa ý thì tham khảo ngay BurgerPrints nhé! https://burgerprints.com/print-on-demand-fulfillment/
1.1.4. Amazon SEO
Amazon rất kín tiếng về cách thức hoạt động của thuật toán tìm kiếm A9 của họ. Và mặc dù Amazon không công khai tuyên bố điều này, nhưng nhiều người vẫn nhận ra rằng FBA là một yếu tố xếp hạng đóng vai trò quan trọng trong thuật toán tìm kiếm này. Ưu đãi FBA có thể có lợi thế hơn so với ưu đãi FBM, còn lại mọi thứ đều như nhau.
1.1.5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Khi sử dụng dịch vụ FBA, Amazon sẽ đảm nhận tất cả dịch vụ chăm sóc khách hàng và xử lý đơn đặt hàng đó. Mặc dù bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội trao đổi trực tiếp với khách hàng của mình, nhưng điều này lại giúp bạn giảm bớt khá nhiều chi phí và thời gian.
1.1.6. Fulfillment đa kênh (Multi-Channel Fulfillment)
Mô hình Multi-Channel Fulfillment (MCF) của Amazon hoạt động tương tự FBA, cung cấp dịch vụ fulfillment cho cả những người bán bên ngoài trang web Amazon. Hiểu một cách đơn giản thì khi bạn bán hàng trên các kênh khác, thì bạn có thể gửi một phần hoặc tất cả hàng tồn kho của mình đến trung tâm fulfillment của Amazon để được hỗ trợ xử lý, đóng gói và vận chuyển đơn hàng.
Nhưng hãy chuẩn bị đủ chi phí để trả cho dịch vụ này, bởi chi phí của MCF cao hơn so với FBA. MCF cũng có thể được sử dụng như một dịch vụ độc lập, không muốn tham gia vào thị trường Amazon.
1.2. Nhược điểm của FBA
1.2.1. Chi phí
Đây có thể là ưu hoặc nhược điểm tuỳ thuộc vào loại mặt hàng mà bạn bán và khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Các mặt hàng có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và bán nhanh chóng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với mặt hàng nặng, cồng kềnh và bán chậm trong chương trình FBA. Ngoài ra, phí lưu kho chỉ mang tính thời vụ, chi phí có thể tăng từ tháng 10 đến tháng 12.
Phí fulfillment được chia ra làm phí cho mặt hàng may mặc, phí cho các mặt hàng khác ngoài may mặc, phí cho các sản phẩm nhỏ và nhẹ. Giá fulfillment dao động từ $2.47 đến hơn $158.49. Bên cạnh đó, phí lưu kho được tính theo tháng và tuỳ thời đẽ khác nhau thì chi phí sẽ có sự khác biệt. Xem chi tiết chi phí FBA tại đây.
Mặc dù dịch vụ lưu kho và hoàn thiện đơn hàng của Amazon được tổ chức khá hiệu quả, tuy nhiên có nhiều đơn vị khác cũng có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn. Vậy nên bạn cần cân nhắc giữa chi phí và những lợi ích khi sử dụng FBA.
Nếu đã có tài khoản Amazon Seller Central thì bạn có thể sử dụng công cụ tính doanh thu FBA Revenue Calculator miễn phí của Amazon để so sánh chi phí giữa FBA và phí bạn tự fulfillment.
1.2.2. Mất kiểm soát
Với FBA, bạn không thể đi vào kho và kiểm tra sản phẩm của mình. Và rất khó có khả năng Amazon cho phép bạn đến kho hàng của họ để tự kiểm tra. Bạn phải tin tưởng rằng Amazon sẽ không làm hỏng hoặc xử lý sai sót hàng tồn kho của bạn.
Khi sử dụng FBA, hãy sẵn sàng làm mọi việc theo cách của Amazon. Còn nếu bạn muốn được trực tiếp quản lý hàng tồn kho cũng như thực hiện quy trình hoàn thiện đơn hàng thì FBA không phải lựa chọn dành cho bạn.
1.2.3. Yêu cầu về đóng gói và dán nhãn
Amazon có yêu cầu nghiêm ngặt về đóng gói và dán nhãn hàng tồn kho trước khi họ chấp nhận các mặt hàng vào kho của mình. Nếu lô hàng mà bạn gửi đến kho hàng không đáp ứng đúng các yêu cầu này, thì bạn có nguy cơ bị Amazon từ chối không nhận. Sau đó, bạn sẽ phải dành thời gian và tiền bạc để lấy lại hàng và chuẩn bị lại từ đầu.
Thậm chí, có cả một ngành dịch vụ về kiểm tra và chuẩn bị FBA đóng vai trò trung gian giữa nhà cung cấp và Amazon ra đời. Đủ để thấy những yêu cầu về đóng gói và dán nhãn của Amazon khiến nhiều người phải đau đầu như thế nào.
Tuy nhiên nếu bạn đang muốn sử dụng dịch vụ FBA cho các mặt hàng như T-shirt, tumbler, mug… thì chúng tôi đem đến cho bạn một giải pháp hiệu quả. Đó chính là sử dụng dịch vụ FBA của BurgerPrints. Bạn chỉ cần quan tâm đến mẫu thiết kế, đặt hàng và thanh toán. BurgerPrints sẽ lo việc in ấn, đóng gói theo tiêu chuẩn và vận chuyển đến kho hàng của Amazon. Thông tin về tình trạng đơn hàng cũng sẽ được cập nhật liên tục cho seller.
Vậy là seller có thể tạm biệt những lo lắng về yêu cầu đóng gói, dán nhãn, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc bởi không cần gửi hàng đến trung gian kiểm định, hay vận chuyển đi vận chuyển lại đơn hàng do không đạt yêu cầu.
Dịch vụ FBA của BurgerPrints ra đời với hy vọng giúp seller có thể dễ dàng tập trung vào việc buôn bán, tiếp thị và thành công trên Amazon. Nếu có nhu cầu về sử dụng FBA thì đừng chần chừ mà liên hệ ngay với BurgerPrints để được trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất nhé.
>> Tham khảo chi tiết về dịch vụ FBA BurgerPrints tại: https://burgerprints.com/fba-fulfillment/
2. FBM là gì? Ưu nhược điểm của FBM
FBM (Fulfillment by Merchant) là hình thức bán hàng mà Amazon seller sẽ tự mình quản lý, theo dõi đơn hàng, đóng gói và vận chuyển hàng hoá đến tay khách hàng. Hoặc seller có thể thuê đơn vị fulfillment bên ngoài, đây cũng là cách được nhiều seller POD lựa chọn hiện nay.
Dù lựa chọn cách nào, người bán cũng cần chịu trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về cấp độ dịch vụ của Amazon liên quan đến vận chuyển, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như xử lý các đơn hàng đổi trả.
2.1. Ưu điểm của FBM
2.1.1. Kiểm soát nhiều hơn đối với hàng tồn kho và hoàn thiện đơn hàng
Khác với FBA, FBM là bạn tự mình quản lý hàng tồn khó cũng như quá trình fulfillment, vậy nên bạn dễ dàng kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hoá, cũng như trong việc hoàn thiện đơn hàng, bạn hoàn toàn có thể đóng gói bao bì theo thương hiệu và bỏ thêm thiệp cảm ơn, quà tặng, tuỳ theo mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp xúc trực tiếp và hiểu rõ toàn bộ trải nghiệm của khách hàng, điều này khá quan trọng với một số seller.
2.1.2. Ít chi phí cho Amazon hơn
Như đã kể ở trên, nếu lựa chọn FBA thì bạn cần trả cho Amazon phí lưu kho và phí fulfillment. Nhưng chưa hết, trong quá trình sử dụng dịch vụ FBA, bạn còn có thể phải trả thêm các loại phí khác như phí xử lý hàng trả lại, phí lưu trữ dài hạn (đối với hàng tồn kho lâu hơn 6 tháng) và phí loại bỏ hàng tồn kho (đối với các mặt hàng tồn kho mà bạn muốn cho ra khỏi kho của Amazon).
Có rất nhiều loại chi phí khác mà bạn cần tính toán và cân nhắc đến nếu sử dụng dịch vụ FBA. Nếu chưa có đủ tài chính, hoặc phần hậu cần là thể mạnh của công ty bạn thì bạn có thể lựa chọn FBM, tự mình quản lý và hoàn thiện đơn hàng hoặc thuê một bên dịch vụ fulfillment khác với chi phí hợp lý hơn.
Việc có quá nhiều loại chi phí phát sinh cũng là lý do khiến nhiều seller lựa chọn bán hàng theo hình thức print on demand, chỉ in ra sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu. Không cần lo đến việc lưu kho và quản lý đơn hàng như thế nào, mà chỉ tập trung vào thiết kế và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, khi có đơn thì mới chi trả cho dịch vụ fulfillment (bao gồm in ấn, đóng gói và vận chuyển).
Đây cũng là một hình thức khác của FBM và rất phù hợp với những seller, doanh nghiệp chưa có nhiều vốn.
2.1.3. Seller Fulfilled Prime (SFP)
SFP là một biến thể của FBM, nó cho phép người bán tham gia vào Prime Shipping mà không cần sử dụng FBA. Như vậy thì những seller sử dụng FBM cũng có thể hiển thị huy hiệu Prime, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút những thành viên đăng ký Prime của Amazon và có lợi thế trong việc đạt được Buy Box.
Tuy nhiên để hiển thị được huy hiệu Prime thì seller cần cam kết thực hiện giao hàng trong 2 ngày mà không tính thêm phí cho người đăng ký Prime. Tiêu chuẩn về hiệu suất của seller cao hơn FBA và chỉ những seller có hiệu suất cao mới đủ điều kiện tham gia chương trình.
Seller cũng cần vượt qua giai đoạn thử nghiệm kéo dài 5-90 ngày để chứng minh rằng họ có thể duy trì các tiêu chuẩn của SFP như:
- Vận chuyển hơn 99% đơn hàng đúng hạn.
- Xử lý trong ngày đối với các đơn đặt hàng trước thời hạn cuối (cut-off time).
- Có tỷ lệ hủy đơn hàng dưới 0,5%,
- Sử dụng Dịch vụ Amazon Buy Shipping cho ít nhất 99% đơn hàng.
- Người bán phải tuân thủ với các Chính sách hoàn trả của Amazon.
- Cho phép tất cả các yêu cầu về dịch vụ chăm sóc khách hàng được xử lý bởi Amazon.
2.2. Nhược điểm của FBM
2.2.1. Kém ưu thế hơn về Buy Box
Kể cả khi các yếu tố khác đều như nhau thì seller sử dụng FBA vẫn sẽ có lợi hơn so với FBM về tiêu chuẩn giành được Buy Box. Người bán FBM có thể cải thiện tỉ lệ giành được Buy Box bằng cách cùng cập SFP như đã nói ở trên. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ là so với SFP thì FBA vẫn nhỉnh hơn một chút. Nhưng so với FBM thì SPF tốt hơn nhiều.
2.2.2. Không có đặc quyền về SEO
Seller sử dụng FBA sẽ có phần nhỉnh hơn về thứ hạng tìm kiếm so với FBM. Tuy nhiên, FBA không phải thứ khiến cho các nỗ lực về xếp hạng từ khoá, SEO trở nên lỗi thời, kém hiệu quả mà nó chỉ mang tính hỗ trợ tốt hơn một chút khi so sánh với FBM mà thôi.
2.2.3. Chịu trách nhiệm về chăm sóc khách hàng và đổi trả hàng
Với FBM, seller cần tự mình xử lý vấn đề đổi trả cũng như chăm sóc khách hàng, việc này tuy mất thời gian nhưng cũng không hẳn là một điều xấu. Seller FBM có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó đưa thêm ra những ý tưởng kinh doanh mới cho doanh nghiệp của họ.
3. So sánh FBA và FBM, nên lựa chọn hình thức nào?
Tóm lại, bạn có thể thấy rõ rằng FBA và FBM đều có những ưu, nhược điểm rõ ràng. FBA cung cấp đặc quyền về SEO, Buy Box, và sản phẩm tự động đủ điều kiện Prime Shipping. Nhiều Amazon Seller có thể thích hình thức này bởi họ có thể tập trung vào việc bán hàng. Tuy nhiên, những đặc quyền của FBA cũng đi kèm với rất nhiều khoản phí.
FBM thì mang đến cho seller quyền kiểm soát hàng tồn kho và quy trình hoàn thiện đơn hàng của họ. Seller mạnh về hậu cần hoặc lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment giá thành rẻ hơn có thể tăng lợi nhuận tổng thể. Người bán cũng có thể tiếp xúc gần hơn với khách hàng của mình thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng. Seller cũng có thể tham gia SFP để tham gia vào Prime shipping.
Mặc dù seller sử dụng FBM có thể mất một số quyền lợi về SEO, Buy Box so với FBA, nhưng nó phù hợp với những người bán sẵn sàng đảm nhận thêm trách nhiệm.
FBA (Fulfillment by Amazon) | FBM (Fulfillment by Merchant) | |
Prime Shipping | Tự động đủ điều kiện | Chỉ đủ điều kiện khi thông qua SFP |
Lợi thế về Buy Box | Có | Không |
Lợi thế về SEO | Có | Không |
Dịch vụ chăm sóc khách hàng | Amazon chịu trách nhiệm | Seller tự chịu trách nhiệm |
Xử lý đổi trả hàng | Amazon chịu trách nhiệm | Seller tự chịu trách nhiệm |
Chỉ số hiệu suất liên quan đến đơn hàng (Giao hàng đúng giờ, huỷ đơn hàng…) | Amazon chịu trách nhiệm | Seller tự chịu trách nhiệm |
Chi phí | – Phí lưu kho, phí fulfillment và phí giới thiệu (referral).
– Chi phí tốt hơn cho những sản phẩm nhỏ và nhẹ. – Phí lưu kho sẽ tăng từ tháng 10 đến tháng 12. |
– Chỉ cần trả phí giới thiệu (referral) cho Amazon.
– Chi phí tốt hơn cho các sản phẩm nặng, kích thước to. – Một số seller có thể tiết kiệm chi phí fulfillment hơn so với FBA |
Quản lý hàng tồn kho | Không được kiểm soát | Toàn quyền kiểm soát |
Trải nghiệm của khách hàng | Ít kiểm soát hơn | Kiểm soát nhiều hơn |
Yêu cầu về đóng gói và dán nhãn hàng hoá | Yêu cầu rất nghiêm ngặt | Tuỳ thuộc vào seller |
Trong đa số trường hợp, FBA là giải pháp tốt hơn cho các thương hiệu bán trên Amazon. Sự hài lòng của khách hàng, hiệu quả về chi phí và dịch vụ chăm sóc khách hàng là những lý do hàng đầu khiến seller lựa chọn FBA. Xét về chi phí, nó rẻ hơn trong hầu hết các trường hợp so với sử dụng FBM vì Amazon có cước phí vận chuyển trong nước tốt nhất. FBA cũng rất phù hợp nếu bạn có số lượng đơn hàng lớn, hàng hoá nhẹ, nhỏ.
Tuy nhiên, nếu bạn là cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ lẻ, lượng đơn còn ít, chưa có nhiều chi phí đầu tư hoặc doanh nghiệp của bạn mạnh về hậu cần, có thể tối ưu chi phí hơn so với FBA của Amazon thì FBM là lựa chọn dành cho bạn. Ngoài ra nều sản phẩm mà bạn bán quá khổ (trọng lượng nặng, kích cỡ to) thì bạn cũng nên cân nhắc sử dụng FBM để có chi phí tốt hơn.
Còn một lựa chọn khác đó chính là sử dụng kết hợp cả hai hình thức bán hàng FBA và FBM. Với những sản phẩm bán chạy nhất, có số lượng đơn hàng lớn và ổn định, sản phẩm có kích cỡ không quá khổ thì sử dụng FBA, còn lại sử dụng hình thức FBM. Như vậy, bạn cũng bớt phải lo lắng về phí lưu kho cho những sản phẩm bán chậm.
Với những thông tin cơ bản cần biết về FBA và FBM kể trên, bạn đã bước đầu có thể đưa ra lựa chọn mô hình bán hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, hãy xem xét các yếu tố như quy mô kinh doanh, định hướng phát triển, danh mục sản phẩm và thị trường bạn hướng tới để có thể chọn lựa chính xác nhất. Và dù bạn lựa chọn FBA hay FBM thì BurgerPrints đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng!
—————————————
Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD
Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints
Telegram: https://t.me/BurgerPrints