connect-telegram

Những điểm cần lưu ý khi bán Print on Demand cá nhân hóa đạt doanh thu khủng

Theo số liệu thống kê của Epsilon, 80% khách hàng sẽ quyết định mua nhanh chóng nếu các sản phẩm được cá nhân hóa. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng khao khát thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu sở hữu những sản phẩm độc đáo ngày càng tăng cao thì các sản phẩm Print on Demand cá nhân hóa được dự đoán sẽ thống lĩnh thị trường trong tương lai không xa. 

 

1. Sản phẩm Print on Demand cá nhân hóa là gì?

 

Sản phẩm Print on Demand cá nhân hóa chính là các sản phẩm được cá nhân hóa. Đây là các sản phẩm mà khách hàng có thể tự do sáng tạo, thể hiện dấu ấn cá nhân riêng của mình trên mỗi sản phẩm. 

 

Print on Demand cá nhân hóa là gì

 

Ví dụ như một chiếc cốc cà phê có in hình tên của bạn, hay một chiếc áo T Shirt có in tên tuổi, ngày tháng năm sinh, hay ngày kỷ niệm đặc biệt nào đó của riêng bạn thì đây đều được xem là các sản phẩm cá nhân hóa. 

 

Hiện nay những sản phẩm Print on Demand ngày càng được yêu thích, nhất là trong bối cảnh có nhiều nền tảng POD như BurgerPrints cho phép khách hàng có thể tự do sáng tạo trên từng mẫu thiết kế. Bên cạnh đó, với việc chỉ phát sinh đơn hàng khi có khách đặt hàng nên mô hình kinh doanh Print on Demand ngày càng được ưa chuộng, đồng thời POD cũng được xem là mảnh đất màu mỡ cho xu hướng cá nhân hóa đang lên ngôi. 

 

2. Những ưu điểm vượt trội khi bán hàng Print on Demand cá nhân hóa giúp tăng doanh thu hiệu quả

 

 

Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm cá nhân hóa (POD Personalize) lại được yêu thích và được nhiều người lựa chọn để bán như vậy. Dưới đây, BurgerPrints sẽ tổng hợp một số ưu điểm nổi bật với mô hình bán hàng Print on Demand cá nhân hóa. 

 

Ưu điểm khi bán Print on Demand cá nhân hóa

 

2.1 Tiềm năng thị trường lớn, doanh thu cao

 

 

Theo nguồn số liệu từ Printful có tới gần 40% khách hàng có thói quen mua sắm và thực sự yêu thích các sản phẩm cá nhân hóa thay vì lựa chọn những sản phẩm không có dấu ấn riêng của họ, ngay cả khi những sản phẩm cá nhân hóa có giá nhỉnh hơn rất nhiều. Chưa dừng lại ở đó, cũng theo một    cuộc khảo sát từ Printful, có tới 50% khách hàng sẵn sàng đợi lâu hơn để nhận được một sản phẩm cá nhân hóa Print on Demand yêu thích. 

 

Bên cạnh đó, thể hệ Gen Z hiện nay đa số đều có sở thích thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ, vượt trội hơn hẳn so với các thế hệ Gen X hay Gen Y trước đó. Các sản phẩm Print on Demand cá nhân hóa với khả năng thể hiện cá tính, sở thích chính là mặt hàng cực kỳ phù hợp với những bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z. 

 

Theo số liệu mà Grandview Research ước tính, thị trường Print on Demand cá nhân hóa dự đoán sẽ tăng trưởng từ 3.64 tỷ đô từ năm 2020 đến con số 7.57 tỷ đô vào năm 2028, khi mà thế hệ Gen Z chiếm lĩnh thị trường mua sắm trên toàn cầu. 

 

Chưa dừng lại ở đó, cơ hội kiếm tiền từ POD Personalize đang ngày càng rộng mở với Seller khi cứ 5 khách hàng thì sẽ có một người sẵn sàng chi thêm 20% giá tiền để có thể sở hữu một sản phẩm thể hiện cá tính và sở thích riêng của mình. Với thế hệ Gen Z năng động và cá tính như hiện nay thì việc kinh doanh Print on Demand cá nhân hóa sẽ là một mô hình kinh doanh cực lý tưởng. 

 

2.2 Dễ tạo tệp khách hàng trung thành

 

 

Hầu hết các khách hàng hiện nay có lẽ đã quá chán ngán với những sản phẩm sản xuất theo lô, 10 cái như 1. Thay vào đó, những sản phẩm có dấu ấn riêng của khách hàng, gắn với những kỷ niệm của khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ hơn, thỏa mãn hơn. Ngoài ra, chắc chắn với những gian hàng tạo cho khách hàng cảm xúc vui vẻ với sản phẩm chất lượng  mà họ sở hữu sẽ dễ dàng được khách hàng ghi nhớ hơn. 

 

 

Logic này hoàn toàn thích hợp với những sản phẩm Print on Demand Personalize bởi các sản phẩm có tính cá nhân hóa sẽ giúp khách hàng dễ có cảm xúc tự hào, giúp khẳng định cái tôi của khách hàng. Vì thế nên các gian hàng hay thương hiệu mang lại cho khách hàng những cảm xúc khó quên này sẽ dễ dàng thu hút khách hàng, tạo dựng tệp khách hàng trung thành. 

 

Theo số liệu nghiên cứu từ Netcore, đối với những mẫu sản phẩm quần áo Print on Demand cá nhân hóa thì tỷ lệ giữ chân khách hàng (customer retention rate) trong vòng 3 tháng kể từ khi mua hàng lên tới 29%. Trong khi đó, con số này đối với những sản phẩm không chứa yếu tố cá nhân hóa chỉ dưới 20%. Đây chính là những con số phản ánh rõ rệt nhất việc khách hàng sẽ có xu hướng mua lại sản phẩm từ những gian hàng kinh doanh các sản phẩm cá nhân hóa. 

 

2.3 Dễ cải thiện các chỉ số của gian hàng (Online Store)

 

Ngoài ưu điểm tạo doanh thu tốt cho người bán, đồng thời tạo dựng tệp khách hàng trung thành, các sản phẩm POD Personalize còn giúp người bán cải thiện một cách đáng kể những chỉ số khác của cửa hàng. Dưới đây là những con số thống kê đáng kinh ngạc từ Netcore khi bán POD Personalize: 

 

  • Chỉ số conversion rate của cửa hàng tăng đáng kể từ 1.35% lên mức 1.78% khi các sản phẩm có chứa yếu tố cá nhân hóa. 

 

  • Các sản phẩm cá nhân hóa có tỷ lệ  Product View to Add-to-cart ở mức 20%, trong khi đó chỉ số này của các sản phẩm không chứa yếu tố cá nhân hóa chỉ ở mức từ 5-10%. 

 

  • Chỉ số Cart Abandonment của các gian hàng bán sản phẩm cá nhân hóa chỉ ở mức 48% so với trung bình 68% của ngành thương mại điện tử (E-Commerce) nói chung. 

 

  • Đối với các sản phẩm may mặc, có tới 63% đơn hàng được tăng ít nhất 10% AOV nếu có bán các sản phẩm cá nhân hóa. 

 

3. Một số điểm lưu ý khi bán hàng Print on Demand cá nhân hóa

 

 

Như chúng ta đã phân tích việc bán các sản phẩm Print on Demand cá nhân hóa mang đến những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đạt được doanh số đáng mơ ước thì không phải Seller nào cũng đạt được. Trong bối cảnh thị trường Print on Demand đang ngày càng có sự cạnh tranh thì Seller cần phải có những chiến lược cá nhân hóa khác biệt nhằm tạo dựng thương hiệu vững chắc. Hãy cùng BurgerPrints điểm qua một số điểm mà Sellers cần lưu ý khi bán hàng Print on Demand cá nhân hóa. 

 

3.1 Sử dụng đa dạng phương thức POD Personalize

 

 

Sử dụng đa dạng phương thức Print on Demand cá nhân hóa

 

Cá nhân hóa không chỉ trên tên sản phẩm: Personalize – Cá nhân hóa không chỉ đơn thuần là việc thêm tên lên các mặt hàng sản phẩm, bởi nếu chỉ gói gọn bởi quan niệm này thì cảm xúc của người mua sẽ hoàn toàn bị bó hẹp. Trên thực tế, người bán có thể cá nhân hóa cả nội dung truyền tải của sản phẩm lẫn hình thức mà sản phẩm thể hiện và Seller có thể tùy ý sáng tạo ra những phiên bản POD cá nhân hóa  khác nhau nhằm tạo dựng ấn tượng đối với người mua. 

 

Sử dụng nội dung thiết kế được tùy chỉnh cá nhân hóa: Hiện nay có rất nhiều khách hàng khi mua hàng đều rất hứng thú với những sản phẩm có chứa các yếu tố như: cung Hoàng đạo, ngày tháng năm sinh, các món ăn yêu thích,…. Vì thế, Seller hoàn toàn có thể nghĩ đến những nội dung thiết kế tùy chỉnh cá nhân hóa độc đáo, đánh vào sở thích của khách hàng. Một số nội dung cá nhân hóa cực kỳ độc đáo mà các bạn có thể tham khảo như sau: 

 

  • Queens are born in “Month”: Yếu tố cá nhân hóa ở đây chính là “Month” – “tháng sinh”, người mua có thể sẽ rất thích sản phẩm có chứa tháng sinh của họ.

 

  • It’s a “Virgo” thing you wouldn’t understand: Yếu tố cá nhân hóa chính là “cung hoàng đạo” – Virgo. 

 

  • Made in Columbus, Ohio: Ở đây, chính thành phố nơi khách hàng sinh ra – “Columbus, Ohio” là yếu tố cá nhân hóa. 

 

Đa dạng cách thức để khách hàng cá nhân hóa sản phẩm: Ngoài việc để khách hàng có thể tùy ý, thoải mái lựa chọn hình ảnh, font chữ thì Seller cũng có thể linh hoạt đan xen nhiều cách thức cá nhân hóa khác nhau, chẳng hạn như:

 

  • Cho phép khách hàng thoải mái thay đổi một số thành tố  ví dụ như màu da, màu tóc ở clipart thiết kế mẫu. Với những niche sản phẩm về tóc hay da thì Seller có thể nghĩ đến điều này. 

 

  • Cho phép thêm hoặc bớt số lượng nhân vật trên các mẫu thiết kế: Đây là cách mà Seller có thể áp dụng đối với các sản phẩm mà khách hàng mua để tặng bố, mẹ, ông bà, cô giáo hay các thành viên trong lớp,…

 

  • Cho phép những mẫu thiết kế cá nhân hóa phức tạp: Seller có thể tạo ra những thiết kế hài hước, vui vẻ cho khách hàng như biến hình ảnh của khách hàng thành các nhân vật hoạt hình chẳng hạn. 

 

Cá nhân hóa dựa theo cảm xúc của khách hàng: Ngoài việc chú ý đến nội dung, ảnh hay chú ý cách thức cá nhân hóa, cảm xúc của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc họ có mua sản phẩm của bạn hay không. Điều quan trọng nhất mà Seller cần làm đó chính là khơi gợi được cảm xúc của khách hàng, tìm ra được điểm mà họ tự hào về bản thân mình nhất, chẳng hạn như: màu da, ngày tháng năm sinh, món ăn,… Từ đó sẽ dễ dàng tạo ra những sản phẩm cá nhân hóa cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

 

3.2 Hãy xem sản phẩm POD cá nhân hóa như một món quà tặng

 

Khi khách hàng muốn mua sản phẩm để tặng quà cho gia đình, người thân hay bạn bè thì chắc chắn những dấu ấn cá nhân của khách hàng là thứ mà họ rất muốn thể hiện và gửi gắm tới người sẽ nhận món quà đó. Vì thế, Seller có thể đặt các yếu tố cá nhân hóa vào những sản phẩm mà minh bán, ví dụ các bạn có thể cá nhân hóa những thông điệp, hình ảnh nhằm tạo cảm xúc cho người mua, chẳng hạn như:

 

 

  • Các câu quotes hay trên những mẫu canvas mà con mua để tặng bố: “To my hero/ my dad, love you, your daughter/son”. Yếu tố cá nhân hóa mà Seller có thể nghĩ đến chính là phần “your daughter”, hoặc tên người cha ở phần “my dad”. 

 

  • Thay hình ảnh của các con, tên của các thành viên trong gia đình vào sản phẩm “Mug” dành tặng mẹ hoặc cha. 

 

Thông thường khách hàng thường tìm kiếm và mua các món quà để tặng người hân, bạn bè vào các dịp như Giáng sinh, năm mới,… Vì thế hãy đẩy mạnh các mẫu thiết kế cá nhân hóa vào những dịp này để thu hút hơn sự chú ý của khách hàng. 

 

3.3 Cá nhân hóa từng sản phẩm, và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng

 

Cũng theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Netcore, có tới 80% khách hàng mong muốn có thể có trải nghiệm mua sắm có tính cá nhân hóa cao khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử. Đây có thể xem là một yếu tố vô cùng mới mẻ, bởi chắc hẳn nhiều Seller chỉ nghĩ đơn thuần là đối với ngành POD – Print on Demand thì việc cá nhân hóa chỉ có thể thực hiện trên sản phẩm. 

 

Print on Demand cá nhân hóa dựa trên trải nghiệm khách hàng

 

Tuy nhiên, nếu Seller có thể xây dựng nhiều trải nghiệm khác nhau cho khách hàng thông qua email marketing hay pop up,…chứa đựng yếu tố cá nhân hóa thì khách hàng có thể thấu hiểu được sự quan tâm đặc biệt mà Seller dành cho họ.

 

Ví dụ đối với việc cá nhân hóa email marketing vào mỗi dịp lễ thì Seller nên nắm rõ tệp khách hàng của mình, phân chia những phân khúc khách hàng khác nhau nhằm truyền tải đúng thông điệp. Với những khách hàng đã mua sản phẩm 1 lần thì Seller có thể tặng một loại mã giảm giá riêng, những khách hàng mà thường xuyên ghé thăm gian hàng và mua sản phẩm thì sẽ nhận được một voucher giảm giá riêng. 

 

Việc tạo những trải nghiệm mua sắm khác nhau cho từng nhóm khách hàng riêng biệt sẽ giúp Seller dễ dàng tạo cảm xúc tích cực tới khách hàng, giúp họ có thêm động lực mua hàng nhiều hơn, dễ tạo tệp khách hàng trung thành hơn.

 

Bên cạnh đó, khi thị trường POD đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt thì việc Seller có thể tạo dựng tệp khách hàng trung thành dự trên dấu ấn của thương hiệu qua từng trải nghiệm mua hàng chắc chắn sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp các bạn có thể tiến xa hơn. 

 

3.4 Lưu ý khi lên Camp Personalize

 

Việc tạo các chiến dịch bán sản phẩm cá nhân hóa cũng sẽ khác biệt rất nhiều so với khi lên camp các chiến dịch bán sản phẩm thông thường. Đặc biệt, tùy theo từng nền tảng Print on Demand mà người bán sẽ có cách lên camp khác nhau. Vì thế Seller cần tìm hiểu thật kỹ những quy trình lên camp của nền tảng bán POD, các element cần thiết để phục vụ cho khâu thiết kế và cài đặt logic phù hợp để tối ưu nhất trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

 

3.5 Lựa chọn nền tảng POD phù hợp để thoải mái sáng tạo

 

Lựa chọn nền tảng Print on Demand phù hợp

 

Việc lựa chọn được nền tảng Print on Demand phù hợp, ưu việt cũng sẽ tác động lớn tới sự thành công của Seller khi kinh doanh Print on Demand và các sản phẩm cá nhân hóa.

 

Chính bởi Seller Print on Demand chỉ chú trọng vào khâu sản xuất ý tưởng, thiết kế,  khó nắm được loại sản phẩm, chất lượng của sản phẩm khi hoàn thiện như thế nào nên Seller cần lựa chọn được một nền tảng Print on Demand thực sự uy tín, đảm bảo cung cấp sản phẩm với chất lượng hoàn thiện xứng đáng với giá tiền, đồng thời có khâu hoàn tất đơn hàng ưu việt giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

 

Mặc dù mới chỉ ra đời hơn 3 năm, nhưng BurgerPrints với triết lý kinh doanh luôn đồng hành cùng khách hàng trong hành trình tạo dựng thương hiệu và phát triển bền vững với tệp khách hàng trung thành hoàn toàn có thể giúp Seller thoải mái yên tâm thỏa sức sáng tạo.

 

Đáng chú ý, Seller đến với BurgerPrints không chỉ bởi vì base cost cạnh tranh, mà còn vì chúng tôi luôn hỗ trợ các bạn có những công cụ giúp hỗ trợ in ấn, tạo các sản phẩm cá nhân hóa ưu việt, cắt giảm rất nhiều chi phí. 

 

Dịch vụ Fulfillment ưu việt cũng là một điểm cộng tuyệt vời của nền tảng POD BurgerPrints khi tỷ lệ claim của khách hàng đã từng trải nghiệm mua sắm trên các online store của BurgerPrints đều luôn có tỷ lệ cực thấp nếu so sánh với các đơn vị cung cấp dịch vụ Fulfillment khác. Chính vì thế, để đảm bảo kinh doanh bền vững, để có thể thỏa sức kinh doanh Print on Demand, hãy lựa chọn POD BurgerPrints ngay từ hôm nay bạn nhé.

 

4. Lời kết

 

 

Như vậy trên đây là những chia sẻ của BurgerPrints về xu hướng Print on Demand cá nhân hóa cũng như là một số lưu ý cho Seller khi thực hiện những chiến dịch POD cá nhân hóa. Hi vọng những thông tin này đều hữu ích cho quá trình kinh quanh Print on Demand cá nhân hóa của các bạn. Và nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì đừng ngần ngại phản hồi tới BurgerPrints nhé. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader