connect-telegram

Kinh nghiệm làm Dropshipping chi tiết cho người mới

Kinh doanh Dropshipping không đơn giản như bạn nghĩ, đó là quá trình học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân. Bạn cần phải biết những điều nên tránh, những việc cần làm để xây dựng và phát triển cửa hàng tốt hơn. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tổng hợp những kinh nghiệm làm Dropshipping hiệu quả cho người mới bắt đầu trên thị trường đầy tính cạnh tranh này nhé! 

Làm dropshipping là làm gì?

Làm Dropping hiểu đơn giản là “bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển”. Đây là một hình thức kinh doanh mà bạn là nhà bán lẻ nhưng lại không có hàng trong kho của mình. Khi có người mua sản phẩm, bạn sẽ qua bên nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách.

Đương nhiên, bạn sẽ không phải vận chuyển hàng đến cho khách mà chỉ tập trung vào việc tiếp thị sản phẩm, theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận bạn đạt được chính là phần chênh lệch giữa giá sản phẩm nơi nhà cung cấp và giá mình bán cho khách hàng (đã trừ đi phí vận chuyển). Người làm chủ quá trình này gọi là Dropshipper.

Kinh nghiệm làm dropshipping

Có thể hình dung như sau để dễ hiểu hơn: Bạn mua sản phẩm muốn bán ở nơi có giá thấp và bán nó với giá cao hơn cho khách hàng. Lúc này, phần lời bạn có được chính là khoản chênh lệch giữa hai mức giá nêu trên. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này nhỏ hay lớn phụ thuộc vào loại sản phẩm, có thể lên tới vài trăm % nếu bạn có kỹ năng tìm kiếm nhà cung cấp và chọn mặt hàng. Còn bình thường mức lợi nhuận sẽ dao động khoảng 30-60%.

Fulfillment là gì?

Fulfillment hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “sự hoàn thành”. Và dịch vụ Fulfillment nếu gọi theo cách thuần Việt sẽ là “dịch vụ hoàn tất đơn hàng” hay “dịch vụ hậu cần kho vận”. Vì vậy, dịch vụ Fulfillment là dịch vụ hoàn tất đơn hàng diễn ra từ lúc hàng hóa được nhập vào kho cho đến khi người mua nhận được đơn hàng.

Dịch vụ Fulfillment sẽ bao gồm tất cả các hoạt động từ người bán, quá trình xử lý đơn hàng, quá trình đóng gói và vận chuyển trực tiếp đến tay người mua (khách hàng). Ví dụ, bạn làm Dropshipping Print on Demand (các sản phẩm in ấn theo yêu cầu). Khi đó, bạn sẽ cần một đơn vị fulfillment uy tín như BurgerPrints để hoàn tất đơn hàng in theo yêu cầu của bạn. BurgerPrints sẽ cung cấp dịch vụ in ấn, gia công sản xuất, đóng gói và vận chuyển tận tay tới khách hàng.

Kinh nghiệm làm dropshipping cho người mới

Hiện tại, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Fulfillment được thành lập và các đơn vị này sẽ thay thế người bán (Sellers) đảm nhiệm toàn bộ các công việc từ quản lý kho cho đến xử lý đơn hàng và vận chuyển. Sử dụng dịch vụ Fulfillment không chỉ giúp người mua nhận được đơn hàng một cách nhanh chóng, mà người bán cũng giảm tải được rất nhiều nỗi lo về vấn đề khâu vận.

Quy trình làm dropshipping

Quy trình làm dropshipping sẽ trải qua 3 bước như sau:

Bước 1: Khách hàng đặt hàng trên website, fanpage hoặc bất kỳ nền tảng bán hàng nào của bạn.

Bước 2: Bạn nhận đơn hàng và báo cho nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhà kho.

Bước 3: Đối tác sẽ giao hàng, đối soát tiền rồi chuyển lại phần lợi nhuận cho bạn.

Kinh nghiệm làm dropshipping đơn giản

Chẳng hạn, khách hàng mua hàng từ website của bạn với giá 399 USD, bạn đặt hàng từ nhà cung cấp với giá 349 USD. Nhà cung cấp sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng với thông tin của bạn. Hoàn thành vận chuyển, bạn giữ lại 50 USD lợi nhuận. Toàn bộ quá trình diễn ra vô hình và khách hàng chỉ biết bạn là bên duy nhất cung ứng sản phẩm, bán hàng cho họ.

Các mô hình kinh doanh Dropshipping

Dropshipping bao gồm 3 mô hình kinh doanh chính là nhà sản xuất, nhà bán lẻ và khách hàng. Cụ thể:

1. Nhà sản xuất

Nhà sản xuất chính là những người sản xuất sản phẩm, xử lý hàng tồn kho, vận chuyển, thay thế các sản phẩm lỗi và bổ sung thêm hàng hóa vào kho hàng. Bên cạnh đó, họ bán sản phẩm số lượng lớn với giá bán buôn (trong trường hợp rủi ro về hàng tồn kho không bán được) cho các nhà bán lẻ.

2. Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là những dropshippers, là những người làm chủ quá trình dropshipping. Công việc của nhà bán lẻ liên quan đến việc tiếp thị và bán sản phẩm trên trang web của họ. Ngoài ra, các nhà bán lẻ phải giải quyết các khiếu nại và mối bận tâm của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, vận chuyển… Đây là những người chịu trách nhiệm chính đối với sự hài lòng của khách hàng.

3. Khách hàng

Khách hàng bị thu hút bởi sản phẩm/dịch vụ và họ sẽ truy cập vào trang web bán hàng của bạn. Sau đó, khách hàng sẽ mua hàng và thanh toán cho các nhà bán lẻ, nhà bán lẻ phải đặt thêm hàng từ nhà cung cấp. Cuối cùng, nhà cung cấp giao sản phẩm đến cho khách hàng.

Kinh nghiệm làm Dropshipping cho người mới bắt đầu

Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm làm Dropshipping cho người mới bắt đầu một cách hiệu quả trên thị trường đầy biến động ngày nay. Cùng tham khảo nhé!

1. Chọn ngách sản phẩm

Để khiến website bán hàng Dropshipping của bạn trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh thì điều bạn cần là một ngách (niche) tiềm năng. Vậy niche là gì? Niche hay thị trường ngách là một phân khúc rất nhỏ trong toàn bộ thị trường của một ngành hàng. Thông thường, niche được xác định dựa trên nhu cầu, sở thích, đặc điểm riêng biệt của thị trường đó và làm cho chúng trở nên khác biệt so với các thị trường lớn hơn. Chẳng hạn, ngách ốp điện thoại dành riêng cho những người yêu thú cưng hay tạp dề dành cho những bà nội trợ thích làm bánh…

hướng dẫn làm dropshipping
Các mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất Việt Nam năm 2022 (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam)

Một thị trường ngách tiềm năng sẽ giúp việc bán hàng Dropship trở nên dễ dàng hơn, giảm sự cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Dưới đây là một số điều bạn phải lưu ý khi lựa chọn ngách sản phẩm:

  • Đam mê: Lựa chọn dựa trên lĩnh vực mà bạn yêu thích, quan tâm để duy trì động lực và dễ dàng tạo nên nội dung phù hợp cho đối tượng mục tiêu.
  • Quy mô thị trường: Thị trường ngách cần đủ lớn để duy trì hoạt động kinh doanh, nghĩa là niche cần có đủ người mua tiềm năng để tạo ra doanh số bán hàng. Do đó, bạn cần nghiên cứu thị trường để xác định quy mô và nhu cầu tiềm năng cho sản phẩm mà bạn lựa chọn.
  • Tỷ suất lợi nhuận: Nên xem xét tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm bạn muốn bán. Một số thị trường ngách có tỷ suất lợi nhuận thấp và yêu cầu doanh số bán hàng khủng để thành công, trong khi một số khác lại có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, có thể tạo ra thu nhập đáng kể với doanh số ít.

2. Tạo trang web bán hàng

Tạo lập website bán hàng riêng sẽ giúp người bán dễ dàng quảng bá, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng. Điều này khiến khách hàng có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các ưu đãi hay nội dung quan trọng về cửa hàng của bạn.

Nội dung liên quan:  [:vi]Cách làm Dropshipping trên TikTok cơ bản cho người mới bắt đầu[:]

làm dropshipping là làm gì

Vậy làm thế nào để thiết kế một website bán hàng chuyên nghiệp? Dưới đây là một số yếu tố bạn nên chú trọng:

Giao diện bắt mắt: Giao diện website không nhất thiết phải có thiết kế thật hoàn hảo hay theo một trường phái nghệ thuật nào mà nên hướng đến sự đơn giản và tinh tế. Khi khách hàng nhìn vào trang web, họ có thể biết bạn bán sản phẩm gì. Các thông tin về mặt hàng, giới thiệu cửa hàng của người bán nên đầy đủ và chi tiết để tạo dựng sự tin tưởng cho khách hàng. Một số giao diện website phổ biến là Turbo, Impact, Debutify, Booster và Porto.

Vận hành thường xuyên và liên tục: Website của bạn luôn phải trong tình trạng sẵn sàng và không có bất kỳ trục trặc nhỏ nào. Khi người mua hứng thú với sản phẩm/dịch vụ trên site của bạn thì phải có công cụ để giúp họ dễ dàng tương tác bằng nút mua hàng hoặc liên hệ thật nổi bật.

Tối ưu về tốc độ: Tốc độ truy cập nhanh hay chậm có thể do mạng của từng người và đây là điều bạn không thể kiểm soát. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tối ưu hình ảnh, cách load trang để người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên trang.

Có chiến lược Marketing tối ưu để quảng bá website hiệu quả: Bạn cần phải có một kế hoạch và triển khai kế hoạch marketing phù hợp để quảng bá, tiếp cận đến đối tượng khách hàng đến website. Một số cách để thực hiện điều này như sử dụng dịch vụ quảng cáo như Search Engine Optimization (SEO), Search Engine Marketing (SEM), Pay Per Click (PPC)…

3. Lên chiến lược SEO và Marketing

Khi bán hàng Dropshipping, người bán cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động quảng bá để thu hút khách hàng. Đương nhiên, để có đơn hàng thì website của bạn cần lưu lượng khách hàng truy cập đủ nhiều và quảng cáo sẽ hỗ trợ bạn điều đó.

Các hình thức quảng cáo ngắn hạn giúp người bán có những đơn hàng đầu tiên nhanh chóng. Đây là cách thức marketing mà bạn không thể bỏ qua. Hãy quảng cáo đa dạng nội dung như sản phẩm, bài viết hướng dẫn, review, đánh giá… để thu hút khách hàng. Đồng thời, tận dụng quảng cáo đa kênh bởi mỗi kênh có ưu nhược điểm và tệp khách hàng riêng để bạn có thể khai thác. Một số kênh quảng cáo bạn có thể sử dụng bao gồm Google Ads, Google Shopping Ads, Facebook Ads, TikTok Ads…

Kinh nghiệm làm dropshipping

SEO là một ý tưởng marketing dài hạn để bạn duy trì thương hiệu và giữ một lượng “organic traffic” (lượng truy cập tự nhiên không phải trả tiền) ổn định. Một nghiên cứu được công bố trên Search Engine Land của BrightEdge chỉ ra rằng trung bình 51% khách truy cập đến trang web có được thông qua các nguồn tìm kiếm tự nhiên được tối ưu bởi SEO, tìm kiếm phải trả tiền (PPC) chiếm trung bình 10% và social media (mạng xã hội) chỉ chiếm 5%. Vì vậy, bên cạnh ngân sách dành cho quảng cáo, bạn cũng nên cân đối các hoạt động SEO cho cửa hàng.

Một số mẹo quảng cáo bạn có thể áp dụng để bán dropshipping hiệu quả như:

  • Chia sẻ câu chuyện của bạn: Một câu chuyện hấp dẫn, ấn tượng và giàu cảm xúc sẽ khiến khách hàng chú ý nhiều hơn và tăng thiện cảm với cửa hàng của bạn.
  • Xây dựng cộng đồng của bạn: Facebook Group, Fanpage sẽ có những khách hàng tiềm năng trung thành. Bạn hãy xây dựng riêng cho mình một nhóm người hâm mộ (fan) như vậy và chia sẻ những điều thú vị xung quanh những sản phẩm bạn đang kinh doanh.

4. Tìm và làm việc với nhà cung cấp

Một số tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp uy tín bao gồm:

Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của nhà cung cấp chính hãng, chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, sản phẩm phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng gói và vận chuyển.

Giá cả cạnh tranh: Giá bán buôn của nhà cung cấp hợp lý để vẫn đảm bảo lợi nhuận cho bạn. Bên cạnh đó, chiết khấu cho đơn hàng số lượng lớn và chương trình khuyến mãi thường xuyên là những yếu tố khi lựa chọn suppliers.

Chính sách vận chuyển: Giao hàng nhanh chóng, đùng thời hạn và chi phí vận chuyển hợp lý. Bên cạnh đó là cung cấp nhiều phương thức vận chuyển để khách hàng lựa chọn.

Uy tín và kinh nghiệm: Lựa chọn nhà cung cấp hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường. Cũng như, nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng.

Dịch vụ khách hàng tốt: Hỗ trợ bạn nhanh chóng, giải quyết khiếu nại kịp thời và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ.

Kinh nghiệm làm dropshipping cho người mới

Thành công trong kinh doanh Dropshipping phụ thuộc lớn vào việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Hãy xác định nhu cầu, thị trường mục tiêu và mục tiêu kinh doanh của bạn để đưa ra lựa chọn hiệu quả. Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu và Việt Nam mỗi nơi đều có ưu nhược điểm riêng về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển và dịch vụ.

Sau khi chọn được nhà cung cấp, hãy thiết lập các điều khoản hợp tác rõ ràng để tối ưu lợi nhuận và đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài. Nên tìm hiểu kỹ thông tin, đọc kỹ hợp đồng, trao đổi chi tiết và duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định và chất lượng sản phẩm tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của bạn.

5. Thiết lập giá sản phẩm

Mục đích của kinh doanh dropshipping là người bán (seller) tạo ra lợi nhuận và nhà cung cấp có thể bán được nhiều hàng hóa. Vì vậy, hãy chắc chắn thỏa thuận giữa người bán và nhà cung cấp để có mức giá tốt nhất. Đừng nên để mức giá quá thấp hoặc quá cao. Khách hàng sẽ chỉ ghé thăm một lần, nhìn vào sản phẩm và có những nghi ngờ nhất định về chất lượng.

Kinh nghiệm làm dropshipping

Dưới đây là một số tiêu chí để thiết lập giá bán sản phẩm trong dropshipping:

Giá vốn sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá bán của sản phẩm, đảm bảo giá bán cao hơn giá vốn để có lợi nhuận.

Giá thị trường: Bạn phải nghiên cứu giá bán của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp, tránh đặt giá quá cao hoặc quá thấp so với thị trường.

Nhu cầu thị trường: Nhu cầu cao cho sản phẩm cho phép người bán đặt giá cao hơn. Ngược lại thì cần giảm giá nếu nhu cầu thị trường thấp.

Chi phí vận chuyển: Chi phí này ảnh hưởng đến giá bán cuối cùng của sản phẩm nên bạn cần cân nhắc chi phí vận chuyển khi đặt giá bán.

Lợi nhuận mong muốn: Bạn nên xác định mức lợi nhuận mong muốn trước khi đặt giá bán. Mức lợi nhuận mong muốn cũng ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm.

6. Tăng giá trị giỏ hàng trung bình của khách hàng

Một cách để tăng doanh số bán hàng dropshipping là tăng giá trị giỏ hàng trung bình của khách hàng. Lưu ý rằng bạn không nên đưa người hàng hàng trực tiếp đến thẳng trang thanh toán sau khi thêm hàng vào giỏ. Thay vào đó, “sản phẩm có liên quan” hoặc “những sản phẩm này cũng có thể khiến bạn quan tâm” sẽ hiện ra để kích thích khách hàng gia tăng giá trị cho giỏ hàng.

Kinh nghiệm làm dropshipping

Dưới đây là các cách bạn có áp dụng để người mua chi tiêu nhiều hơn:

  • Cross-selling (bán chéo): Cung cấp các sản phẩm liên quan hoặc sản phẩm bổ sung cho khách hàng. Ví dụ, người mua thêm 1 chiếc quần vào giỏ hàng thì ngay sau đó, bạn có thể đề xuất cho họ một sản phẩm áo thun để phối thêm.
  • Up-selling (bán hàng gia tăng): Gợi ý cho khách hàng xem đặc điểm của sản phẩm khác (đắt hơn nhưng có thêm ưu điểm) để họ có thể so sánh theo nhu cầu. Chẳng hạn, khách hàng vừa chọn mua 1 chiếc áo khoác (không có mũ) thì bạn có thể đề xuất 1 sản phẩm áo khoác đắt hơn nhưng có mũ để họ so sánh và cân nhắc nên mua loại nào.
  • Chương trình khuyến mãi khi đạt tới mốc giá trị hàng mua nhất định: Nếu khách hàng mua hàng của bạn trên $200 thì sẽ nhận được voucher giảm giá 5-10% cho đơn hàng tiếp theo.
Nội dung liên quan:  Làm sao để lựa chọn kênh bán hàng Dropshipping trực tuyến tốt nhất?

7. Không bao giờ cạnh tranh giá

Sai lầm mà những người mới tham gia kinh doanh thường mắc phải đó là nghĩ tới việc cạnh tranh về giá. Nhưng điều này là không nên bởi vì chắc chắn website bán hàng dropshipping của bạn sẽ “bại trận” trước Amazon, Walmart hay các đại lý phân phối, chuỗi bán lẻ khác… Khi bạn giảm giá để cạnh tranh thì lợi nhuận có thể giảm xuống nhanh chóng và khó giữ chân khách hàng trung thành vì họ sẽ chỉ quan tâm giá rẻ. Bên cạnh đó, việc đặt ra mức giá quá rẻ cũng khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

quy trình làm dropshipping

Trong trường hợp so sánh với đối thủ mà bạn nhận thấy giá bán của cửa hàng bạn không thể cạnh tranh. Vậy thì hãy thử cách tiếp cận sau đây:

  • Bán sản phẩm theo gói (combo) để khách hàng cảm thấy được “hời” hơn.
  • Thêm nhiều dịch vụ ưu đãi tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Làm tròn chi phí sản phẩm lên số chẵn vì chi phí chính xác phụ thuộc vào nhà cung cấp và quốc gia bạn gửi hàng đến.

8. Bổ sung phần “Những câu hỏi thường gặp”

Một kinh nghiệm khi bán hàng dropshipping mà ít người để ý đó là bổ sung phần “những câu hỏi thường gặp”. Điều này là cần thiết để bạn duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Sau thời gian mở website và bán hàng, bạn sẽ bắt gặp nhiều câu hỏi khác nhau từ khách hàng. Có người thì kiên nhẫn đợi tư vấn nhưng một số khác thì không như vậy. Họ sẽ không ở lại và rời đi để tìm một dịch vụ tốt hơn từ các cửa hàng khác, chính là đối thủ của bạn. Vì vậy, bạn nên xây dựng trang “Những câu hỏi thường gặp” để giải đáp các vấn đề mà khách hàng hay gặp để giữ chân khách hàng tiềm năng lâu nhất có thể.

kinh nghiệm làm dropshippping

9. Tối ưu hóa phễu bán hàng

Để hoàn thành việc mua hàng, khách hàng sẽ phải đi qua nhiều bước khác nhau trên website của bạn. Trong mỗi bước lại có xác suất khách hàng rời đi, nên việc bạn liên tục tối ưu hành trình mua hàng để giữ chân họ là vô cùng quan trọng.

Tối ưu hóa phễu bán hàng là việc làm lâu dài, cần nhiều thời gian nghiên cứu và bỏ ra công sức. Tuy nhiên, khi bạn đã thực sự hiểu khách hàng muốn gì và hành trình mua hàng của họ thì chắc chắn bạn sẽ xây dựng được chiến dịch Marketing hiệu quả.

kinh nghiệm làm dropshippping cho người mới

Chẳng hạn, bạn muốn tăng doanh số bán cho sản phẩm “Vòng cổ mặt dây chuyền hình gấu trúc”.

Giai đoạn 1 – Nhận thức: Tạo chiến dịch quảng cáo Facebook nhắm mục tiêu đến phụ nữ quan tâm đến trang sức. Đồng thời, chia sẻ bài viết về sản phẩm trên blog, Instagram và Pinterest. Chạy quảng cáo Google Shopping nhắm mục tiêu đến từ khóa “vòng cổ mặt dây chuyền hình trái tim” cũng là việc nên làm.

Giai đoạn 2 – Quan tâm: Gửi email marketing giới thiệu sản phẩm và ưu đãi cho những người đã từng quan tâm đến sản phẩm. Sau đó, tạo landing page (trang đích) để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng và cung cấp mã giảm giá cho họ.

Giai đoạn 3 – Chuyển đổi: Gửi email nhắc nhở khách hàng tiềm năng về sản phẩm và ưu đãi. Bạn phải cung cấp dịch vụ khách hàng tốt để giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Giai đoạn 4 – Duy trì: Gửi email cảm ơn khách hàng sau khi mua hàng và email giới thiệu các sản phẩm liên quan đến sản phẩm đã mua. Đừng quên triển khai chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng.

Phễu bán hàng có thể thay đổi tùy theo sản phẩm và mục tiêu của bạn. Cho nên, bạn cần theo dõi hiệu quả của từng giai đoạn để điều chỉnh chiến lược phù hợp.

10. Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán

Ngày nay, thị trường bán hàng online ngày càng phát triển và các phương thức thanh toán cũng đa dạng hơn. Nếu cửa hàng của bạn không theo kịp thì có thể khiến khách hàng rời đi ở những chẳng chuyển đổi cuối cùng. Vì thế, hãy cung cấp nhiều tùy chọn thành toán cho khách hàng lựa chọn. Một số hình thức thanh toán phổ biến hiện nay như:

  • COD: Khách hàng sẽ thanh toán khi nhận được hàng.
  • Ví điện tử: Các ví điện tử thường thấy hiện nay như Momo, Shopee Pay, Zalo Pay…
  • Thẻ tín dụng: Loại thẻ thanh toán trả sau được nhiều khách hàng sử dụng.
  • Cổng thanh toán điện tử: Hệ thống phần mềm trung gian để kết nối người mua, người bán với ngân hàng, hỗ trợ và thực hiện thanh toán hóa đơn mua hàng.

11. Chạy các chương trình “đẩy” doanh số

Có rất nhiều cách để thúc đẩy doanh số bán hàng khi kinh doanh dropshipping. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả:

Khuyến mãi giảm giá: Bạn có thể giảm giá theo phần trăm, mua 1 tặng 1, miễn phí vận chuyển…

Tăng giá trị đơn hàng: Gợi ý các sản phẩm liên quan hoặc bổ sung, tặng quà miễn phí hay cung cấp chương trình tích điểm.

Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Trả lời tin nhắn nhanh chóng, giải quyết khiếu nại hiệu quả và cung cấp chính sách đổi trả linh hoạt.

kinh nghiệm làm dropshippping

Ai cũng muốn được mua những sản phẩm chất lượng với giá “hời” hơn. Các chương trình ưu đãi, khuyến mại sẽ thu hút khách hàng và tăng doanh thu tốt, đặc biệt là trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, Black Friday, Christmas…

12. Tạo sự khan hiếm và cấp thiết

Khách hàng không bao giờ muốn bỏ lỡ một chương trình khuyến mãi, một sản phẩm tốt giá mềm. Theo thử nghiệm của Which Test, những sản phẩm được gắn thêm đồng hồ đếm ngược thời gian với khuyến mãi hấp dẫn có sự chuyển đổi cao hơn 9% các sản phẩm thông thường khác.

các bước làm dropshipping

Thiết lập giới hạn thời gian là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tạo ra sự cấp bách và cảm giác khan hiếm trong cửa hàng của bạn. Chiến lược này làm cho khách hàng không muốn lỡ bất kỳ cơ hội mua sản sản phẩm tốt với giá ưu đãi nào. Các chương trình bạn có thể áp dụng cho cửa hàng như:

Giới hạn số lượng sản phẩm: Việc giới hạn số lượng sản phẩm giúp tạo nên sự khan hiếm trong bán hàng online. Bạn có thể lợi dụng điều đó để kích cầu mua sắm và tăng doanh thu trong thời gian ngắn nhất.

Flash sale: Flash Sale là chương trình giảm giá cho một số sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khác hoàn toàn với những trang mua hàng theo nhóm để được giá rẻ hoặc các trang giảm giá hàng ngày.

dropshipping

Tạo đồng hồ đếm ngược: Tổng hợp tất cả các sản phẩm trong chương trình giảm giá vào một trang đếm ngược thời gian riêng.

Đưa ra sự cấp thiết trong nội dung (content): Bạn hãy để khách hàng biết rằng những sản phẩm mới được tung ra có sức hấp dẫn lớn và bị giới hạn trong khoảng thời gian hay số lượng nhất định. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy cấp bách và không muốn bỏ qua các cơ hội để có sản phẩm tốt với giá mềm. Những cụm từ thường gặp khi áp dụng cách thức này là “Giới hạn số lượng”, “Nhanh tay sở hữu”, “Chỉ còn một sản phẩm duy nhất”…

13. Miễn phí giao hàng

Dựa trên khảo sát của NRF (Liên đoàn bán lẻ quốc gia), có thể thấy rằng 60% người mua hàng mong muốn các nhà bán lẻ miễn phí giao hàng. Đôi khi, đây còn là lý do mà rất nhiều người quyết định có mua hàng trực tuyến hay không. Cũng theo báo cáo của NRF, 79% người tiêu dùng cho biết freeship thúc đẩy họ “chốt đơn” và mua sắm nhiều sản phẩm hơn.

kinh nghiệm làm dropshippping

14. Hiểu sản phẩm và thị trường

Khi quyết định mở cửa hàng dropshipping, bạn phải thực sự hiểu sản phẩm và khách hàng của mình. Hiểu sản phẩm thì bạn mới có thể tư vấn cho khách hàng, cũng như có những đề xuất tối ưu, thay đổi để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Như vậy mới đem lại giá trị thực cho người mua hàng. Vậy tại sao phải hiểu người tiêu dùng? Bởi vì khách hàng sẽ là người quan sát sự chuyển nghiệp và hiểu biết của bạn về sản phẩm/dịch vụ để đặt niềm tìn và chi tiền mua hàng.

Nội dung liên quan:  [:vi]3 cách tìm nguồn hàng Trung Quốc Dropshipping giá rẻ mà chất lượng[:]

15. Lên kế hoạch dài hạn

Không chỉ làm dropshipping mà với bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự đầu tư thời gian và nghiêm túc. Ngay từ khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh dropshipping, bạn hãy thử suy nghĩ về định hướng phát triển của cửa hàng trong tương lai, bạn muốn bán gì, mở rộng như thế nào và xây dựng kế hoạch phù hợp. Bản kế hoạch này là “chìa khóa” cho mọi hoạt động của cửa hàng. Có thể thực tế diễn ra sẽ không đúng theo kế hoạch đã đặt ra nhưng ít nhất bạn đã có định hướng và không bị động trong những tình huống phát sinh bất ngờ.

Thị trường thay đổi không ngừng và nhu cầu của khách hàng cũng đa dạng hơn theo thời gian nên điều bạn nên làm là kiên định và tối ưu. Để thực hiện được điều này, bạn cần có kế hoạch phát triển nếu có ý định xây dựng thương hiệu. Thương hiệu mà muốn phát triển bền vững thì không thể thiếu chiến lược dài hạn và bài bản.

16. Tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý

Mặc dù dropshipping là mô hình kinh doanh ít rủi ro nhưng cũng tiềm ẩn những vấn đề pháp lý. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng cần bạn quan tâm:

Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ: Sử dụng hình ảnh, video, mô tả sản phẩm của nhà cung cấp mà không có sự cho phép có thể vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ. Do đó, người bán hàng cần đảm váo có quyền sử dụng hợp pháp các tài liệu liên quan đến sản phẩm trước khi đăng bán.

Vấn đề trách nhiệm sản phẩm: Dù dropshipper không trực tiếp sản xuất hay kiểm soát chất lượng sản phẩm nhưng có thể bị truy cứu trách nghiệm nếu hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nên bước lựa chọn nhà cung cấp uy tín là vô cùng quan trọng với các dropshippers.

Vấn đề thuế và hải quan: Người bán hàng dropshipping cần tuân thủ các quy định về thuế và hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, phải khai báo chính xác giá trị sản phẩm và đóng thuế đầy đủ theo quy định để tránh bị phạt.

Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng: Đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Vấn đề hợp đồng: Dropshipper phải ký kết hợp đồng với nhà cung cấp để đưa ra quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng bao gồm các điều khoản về giá, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, trách nghiệm khi có vấn đề phát sinh…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tuân thủ các quy định về quảng cáo và bán hàng trực tuyến. Cũng như, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để giảm thiểu rủi ro pháp lý, dropshipper nên:

  • Tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến dropshipping.
  • Tự trang bị cho mình kiến thức về pháp luật kinh doanh.
  • Cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung ứng và ký kết hợp đồng.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Chi phí làm dropshipping là bao nhiêu?

Khi kinh doanh dropshipping, bạn không cần bỏ tiền mua sản phẩm trước, không phải chuẩn bị kho hàng mà chỉ cần cầu tư cho marketing. Tuy nhiên, bạn cần chi phí để xây dựng một website bán hàng đẹp mắt và chất lượng để có hiệu quả cao. Một số công việc sẽ phải có ngân sách để thực hiện như xây dựng cửa hàng online, marketing… Cụ thể:

1. Chi phí xây dựng website hoặc phí sàn

Nếu bạn chọn tạo một trang bán hàng riêng thì sẽ mất chi phí, trung bình $0 – $30. Bạn có thể chọn nền tảng WordPress/Woocommerce để xây dựng website bán hàng dropshipping. Bởi vì là mã nguồn mở nên chi phí gần như là thấp nhất so với các nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Ngoài ra, BurgerPrints vẫn đang cung cấp dịch vụ fulfillment nhanh chóng và ổn định cho các seller POD với khả năng sản xuất nhanh, vận chuyển ổn định, chất lượng sản phẩm cao cấp và hệ thống kho xưởng toàn cầu.

chi phí làm dropshipping

Hoặc nếu bạn có ý định tham gia các sàn thương mại điện tử để mở gian hàng và bán hàng dropshipping thì sẽ mất phí sàn. Cụ thể:

Sàn TMĐT Phí tham gia
Shopee Miễn phí
Lazada Miễn phí
Tiki Miễn phí
Amazon Tài khoản cá nhân: $0.99/tháng

Tài khoản chuyển nghiệp: $39.99/tháng

eBay Phí thuê cửa hàng trực tuyến cơ bản: $0.1 – $2
Etsy Miễn phí

2. Chi phí xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm

Chi phí xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm cho website bán hàng dropshipping bao gồm chi phí tên miền, hosting và nền tảng phân phối sản phẩm.

Tên miền (Domain): Sau khi mở cửa hàng thì bạn phải thêm tên miền vào trang web. Khách hàng sẽ sử dụng tên miền đó để vào trang web của bạn hay được gọi là URL. Tên miền có các tùy chọn như .com, .net, .org, .us, .uk… Nếu có thể, hãy chọn .com vì đâ là đuôi phổ biến và được tin tưởng nhất. Chi phí cho tên miền vào khoảng $15.

Hosting: Khi bạn đã thiết lập được trang web bán hàng dropshipping thì việc phải làm tiếp theo là tải nó lên Internet. Cần một số không gian để lưu trữ website và quá trình này được gọi là Website Hosting. Thông thường, người ta sẽ sử dụng các gói dịch hosting và chi phí dao động từ $40 – $170 tùy theo nhu cầu của bạn.

Chi phí cho nền tảng phân phối sản phẩm: Đây là những công ty trung gian giúp bạn tiếp cận với các nguồn hàng địa phương. Bạn sẽ được truy cập vào các sản phẩm tốt với thời gian giao hàng nhanh chóng nhưng sẽ không hoàn toàn miễn phí. Đa phần nền tảng phân phối sản phẩm có phí khoảng $20 – $30/tháng hoặc lên tới $100/tháng tùy thuộc đơn đặt hàng.

3. Chi phí marketing

Chi phí marketing gần như là quan trọng nhất khi làm dropshipping. Bởi vì bạn là người mới gia nhập thị trường nên sẽ mất kha khá thời gian nếu làm marketing thông thường. Vì vậy, bạn cần phương pháp có kết quả nhanh chóng hơn, quảng cáo trả phí là lựa chọn của nhiều dropshippers. Dưới đây là bảng chi phí quảng cáo Google và Facebook:

Loại quảng cáo  Google  Facebook
Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) $0,10 – $20 $0,25 – $5
Chi phí cho mỗi lần hiển thị (CPM) $0,50 – $10 $1 – $10
Chi phí cho mỗi chuyển đổi (CPA) $10 – $500 $5 – $100

4. Chi phí nếu sản phẩm bị đổi trả

Với dropshipping, bạn sẽ cần sẵn sàng nếu khách hàng yêu cầu đổi trả hàng hóa và trả lại tiền hoặc đồi đền bù. Đường nhiên, bạn sẽ tốn thêm chi phí phụ thuộc vào sản phẩm đó là gì. Và cách để giảm thiểu chi phí này là làm hài lòng người mua hàng.

kinh nghiệm làm dropshippping

5. Chi phí khác

Ngoài ra, bạn có thể phải đầu tư vào những việc khác như kiểm tra sản phẩm, nâng cấp hệ thống hay thuê người làm cho cửa hàng của mình. Đấy là những khoản chi phí khác mà bạn cần tính toán và chuẩn bị.

Lời kết

Trên đây là những kinh nghiệm làm Dropshipping chi tiết từ con số 0 cho người mới. Mong rằng với những chia sẻ của BurgerPrint bạn sẽ thật vững vàng trên hành trình kinh doanh Dropshipping sắp tới của mình.

Kinh doanh Dropshipping với BurgerShop

Nếu bạn đang muốn xây dựng cửa hàng dropshipping cho riêng mình nhưng gặp khó khăn trong khâu thiết kế và lập trình website thì BurgerShop là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. BurgerShop là một giải pháp xây dựng cửa hàng cross-border e-commerce hỗ trợ người bán với các tính năng:

  • Tạo tài khoản miễn phí: Không giới hạn số lượng cửa hàng, thoải mái trải nghiệm dịch vụ.
  • Thiết lập cửa hàng nhanh chóng: Chỉ mất vài phút với kho giao diện đa dạng, tối ưu cho từng lĩnh vực kinh doanh.
  • Tăng hiệu quả bán hàng: Công cụ Smart Sell hỗ trợ tối ưu hóa giá trị đơn hàng thông qua chiến lược upsell, cross-sell hiệu quả.
  • Thanh toán linh hoạt: Hỗ trợ đa dạng cổng thanh toán uy tín như PayPal, Tazapay, Payoneer Checkout…, tương thích với nhiều phương thức thanh toán phổ biến.
  • Tối ưu SEO và Google Merchant Center: Cửa hàng được tối ưu chuẩn SEO, đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký Google Merchant Center.
  • Hỗ trợ nhiệt tình: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ 24/7, giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn tối ưu hiệu quả kinh doanh cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Hãy biến ước mơ Dropshipping thành hiện thực và bắt đầu hành trình Dropshipping thành công ngay hôm nay cùng BurgerShop. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader