connect-telegram

7 cách kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook hiệu quả

Chi phí quảng cáo Facebook là khoản bạn phải chi trả để hiển thị quảng cáo của mình trên nền tảng này và tiếp cận đối tượng khách hàng mong muốn. Chi phí này được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ chia sẻ 7 cách kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook hiệu quả, giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

Tại sao cần kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook

Một trong những vấn đề thường gặp ở các nhà quảng cáo Facebook là việc quản lý chi phí không hiệu quả, dẫn đến lãng phí ngân sách và không đạt được mục tiêu mong muốn. Việc kiểm soát chi phí khi chạy quảng cáo Facebook là điều cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả ngân sách, giúp tránh lãng phí và đảm bảo rằng tiền được sử dụng đúng mục tiêu.

  • Giữ chi phí ở mức hợp lý, duy trì lợi nhuận ổn định và giảm thiểu nguy cơ tổn thất tài chính.
  • Đánh giá hiệu suất chiến dịch một cách chính xác, từ đó điều chỉnh chiến lược kịp thời và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt, bằng cách giảm thiểu rủi ro tài chính và tối đa hóa hiệu quả quảng cáo.
  • Chủ động theo dõi chi phí và tìm ra các phương pháp tối ưu hơn để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-1

Các loại chi phí trên quảng cáo Facebook

Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu chiến dịch mà loại chi phí quảng cáo sẽ khác nhau. Nhìn chung, với các chiến dịch quảng cáo phổ biến như tăng nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập, và tăng chuyển đổi, có 4 loại chi phí quảng cáo chính trên Facebook:

Chi phí CPC Chi phí CPM Chí phí CPA Chi phí CPL
Khái niệm CPC (Cost Per Click) là khoản chi phí bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo. CPM (Cost Per Mille) là chi phí bạn trả khi quảng cáo hiển thị 1.000 lần, giúp tăng khả năng tiếp cận người dùng và nhận diện thương hiệu. CPA (Cost Per Acquisition) là chi phí bạn phải trả cho mỗi hành động cụ thể mà người dùng thực hiện, như mua hàng hoặc đăng ký. CPL (Cost Per Lead) là chi phí cho mỗi lần bạn tạo ra một khách hàng tiềm năng, như điền thông tin liên hệ.
Công thức tính CPC = Tổng chi phí quảng cáo x Số lần nhấp chuột CPM = (Tổng chi phí / tổng số lượt hiển thị) x 1000 CPA = Tổng chi phí quảng cáo / Số lần hành động CPL = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt khách hàng tiềm năng
Loại chiến dịch Các chiến dịch tăng lưu lượng truy cập vào website hoặc trang đích, giúp đưa người dùng đến gần hơn với hành động mong muốn. Áp dụng trong các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận đối tượng rộng lớn, không tập trung vào hành động cụ thể của người dùng. Áp dụng cho các chiến dịch chuyển đổi khi mục tiêu là khách hàng thực hiện hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, hoặc tải xuống ứng dụng. Áp dụng cho các chiến dịch thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, thường thấy trong các ngành B2B hoặc các chiến dịch tìm kiếm đối tượng tiềm năng.
Nội dung liên quan:  Quảng cáo chuyển đổi Facebook là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook chi tiết

Ngoài ra, còn có chi phí CPV (Cost Per View) thường gặp với định dạng quảng cáo video. Đây là loại chi phí bạn phải trả cho mỗi lượt xem video khi người dùng xem quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 10 giây hoặc lâu hơn, tùy vào quy định của nền tảng).

  • Công thức tính CPV: CPV = Tổng chi phí quảng cáo / Số lần xem video

Các yếu tố ảnh hướng đến chi phí quảng cáo Facebook

Facebook tính chi phí quảng cáo dựa trên nhiều yếu tố, và việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí quảng cáo. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook có thể kế đến như: Đối tượng mục tiêu, ngân sách, giá thầu, mục tiêu chiến dịch, vị trí hiển thị, lĩnh vực hoạt động và mức độ cạnh tranh.

1. Mục tiêu quảng cáo

Mục tiêu quảng cáo trên Facebook ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quảng cáo vì nó xác định cách Facebook phân phối quảng cáo và tính phí. Mỗi mục tiêu (tương tác, chuyển đổi, lượt xem video,…) nhắm đến một kết quả cụ thể, do đó chi phí sẽ khác nhau dựa trên mức độ cạnh tranh và độ phức tạp của hành động mà bạn mong muốn từ người dùng.

Ví dụ, quảng cáo nhắm đến chuyển đổi thường có chi phí cao hơn tương tác vì yêu cầu hành động cụ thể từ người dùng. Việc chọn mục tiêu phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, tránh lãng phí ngân sách vào những kết quả không mong muốn.

2. Đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quảng cáo. Khi bạn nhắm mục tiêu chính xác đến nhóm người có khả năng quan tâm và chuyển đổi cao, quảng cáo sẽ hiệu quả hơn, từ đó giảm chi phí trên mỗi tương tác hoặc chuyển đổi.

Đối tượng mục tiêu quá rộng có thể làm tăng chi phí do quảng cáo được hiển thị cho nhiều người không phù hợp. Ngược lại, đối tượng quá hẹp có thể gây cạnh tranh cao, dẫn đến chi phí quảng cáo tăng.

Nếu đối tượng bạn nhắm đến là nhóm có nhiều doanh nghiệp khác cũng đang nhắm tới, chi phí quảng cáo có thể tăng do mức độ cạnh tranh cao.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-3

3. Vị trí đặt quảng cáo

Các vị trí quảng cáo tiềm năng thường có chi phí cao hơn vì mức độ thu hút người dùng ở đó lớn hơn. Chẳng hạn, chi phí quảng cáo xuất hiện trên bảng tin (feed) thường cao hơn so với cột bên phải, hay quảng cáo trên stories sẽ đắt hơn vì người dùng dễ chú ý hơn ở đây.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-4

4. Ngành hàng đang kinh doanh

 Ngành hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến mức giá đấu thầu cao hơn. Các doanh nghiệp sẽ phải chi nhiều hơn để đảm bảo quảng cáo của mình nổi bật hơn so với đối thủ.

Nội dung liên quan:  A-Z cách Livestream bán mỹ phẩm hiệu quả trên Facebook

Bên cạnh đó ngành hàng với sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao thường có thể chấp nhận chi phí quảng cáo lớn hơn vì lợi nhuận trên mỗi đơn hàng cao hơn. Ngược lại, các sản phẩm có giá trị thấp sẽ phải tối ưu hóa chi phí quảng cáo để đảm bảo lợi nhuận.

Cách kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook

Cách kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook hiệu quả đòi hỏi sự tối ưu hóa liên tục và phân tích chi phí dựa trên mục tiêu và ngành nghề. Mỗi ngành và mục tiêu chiến dịch sẽ có benchmark về chi phí quảng cáo khác nhau, do đó bạn cần điều chỉnh chiến lược để phù hợp với đặc điểm cụ thể của ngành mình.

Dưới đây là một số phương pháp và chiến lược giúp bạn kiểm soát và giữ chi phí quảng cáo ở mức hợp lý và phù hợp:

1. Đặt ngân sách theo ngày

Cách đầu tiên để kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook là đặt ngân sách (budget) theo ngày. Như bạn đã biết, Facebook cho phép thiết lập ngân sách theo ngày (Daily) hoặc theo trọn chiến dịch (Lifetime).

Tối ưu ngân sách hàng ngày giúp bạn giới hạn cũng như linh hoạt số tiền chi tiêu mỗi ngày. Vào những ngày quảng cáo có hiệu quả cao, bạn có thể tăng ngân sách tạm thời để tận dụng tối đa lợi thế, từ đó tối đa hóa chuyển đổi khi nhu cầu của thị trường cao. Đồng thời điều chỉnh ngân sách ngay trong ngày khi chiến dịch không đạt được kết quả mong đợi.

Tuy nhiên, việc đặt ngân sách theo ngày cũng cần phải dựa vào mục tiêu và chiến lược tổng thể. Nếu bạn chạy trong thời gian dài hơn hoặc quá nhiều chiến dịch thì cách này có thể sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi. Lúc này, việc sử dụng ngân sách trọn đời có thể là một lựa chọn tối ưu hơn.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-5

2. Đặt ngân sách theo một khoảng thời gian nhất định

Như đề cập ở trên, đặt ngân sách theo một khoảng thời gian nhất định (ngân sách trọn đời) là một chiến lược kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook khi bạn muốn tập trung chi tiêu trong một chiến dịch dài hạn.

Với cách này, bạn có thể chọn khoảng thời gian cụ thể mà quảng cáo hiển thị tốt nhất. Điều này phù hợp với các chiến dịch nhắm đến thời điểm “vàng” khi khách hàng tiềm năng hoạt động tích cực.

Ngoài ra, bạn không cần kiểm tra và điều chỉnh ngân sách hàng ngày. Đồng thời có nhiều thời gian theo dõi các chiến dịch khác hay tập trung vào việc theo dõi hiệu quả tổng thể.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-6

3. Sử dụng A/B testing

Thực hiện các thử nghiệm A/B là quá trình tạo ra hai hoặc nhiều phiên bản khác nhau của một yếu tố quảng cáo, chẳng hạn như tiêu đề, hình ảnh, văn bản mô tả, hoặc đối tượng mục tiêu, để so sánh hiệu suất của chúng.

Ví dụ, bạn có thể thử hai tiêu đề khác nhau, một tiêu đề tập trung vào lợi ích sản phẩm và một tiêu đề nhấn mạnh khuyến mãi. Sau đó, bạn chạy các phiên bản quảng cáo này cùng lúc, chia đều lượng tiếp cận giữa chúng để đảm bảo tính khách quan.

Dựa trên dữ liệu thu thập được từ mỗi phiên bản (ví dụ như tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi hoặc mức độ tương tác), bạn sẽ xác định và áp dụng những yếu tố đã chứng minh mang lại kết quả tích cực vào chiến lược quảng cáo của mình, giảm chi phí không cần thiết và tối đa hóa lợi nhuận từ chi phí quảng cáo.

Nội dung liên quan:  [:vi]Tổng hợp các tỉ lệ video Facebook chuẩn và mới nhất[:]

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-7

4. Tập trung vào nội dung

Khi lên chiến dịch quảng cáo mới, việc kiểm soát nội dung như hình ảnh và thông điệp là rất quan trọng để đảm bảo phù hợp với đối tượng mục tiêu. Sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao và thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn giúp tăng tỷ lệ tương tác, từ đó tối ưu chi phí quảng cáo và tránh việc chi phí bị đội lên không cần thiết.

Bằng cách kết hợp hình ảnh, video chất lượng cao với tiêu đề và văn bản mô tả hấp dẫn, bạn sẽ tăng điểm chất lượng và khả năng thu hút người dùng, nâng cao tỷ lệ tương tác (như lượt nhấp chuột, bình luận, chia sẻ). Khi nhận được nhiều lượt tương tác thì khả năng phấn phối đến các đối tượng khách hàng sẽ nhiều hơn từ đó giúp tối ưu chi phí và tối đa hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-9

5. Chạy các chiến dịch retargeting

Sử dụng retargeting là một chiến lược quảng cáo mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận những người đã từng tương tác với trang web hoặc ứng dụng của mình, nhưng chưa thực hiện hành động mua hàng hoặc chuyển đổi.

Retargeting giúp kiểm soát chi phí quảng cáo bằng cách tập trung vào những người đã tương tác với trang web hoặc ứng dụng nhưng chưa chuyển đổi. Quảng cáo của bạn sẽ tiếp tục xuất hiện trên các nền tảng khác mà họ truy cập, giúp nhắc nhở và tăng khả năng họ quay lại mua hàng, từ đó tối ưu chi phí bằng cách nhắm đúng đối tượng tiềm năng.

6. Giữ điểm Relevance cao

Chỉ số Relevance (điểm liên quan) là một thước đo cho biết mức độ phù hợp của quảng cáo với đối tượng mục tiêu mà Facebook đánh giá dựa trên phản hồi của người dùng, như lượt tương tác, lượt nhấp chuột, hoặc các phản hồi tiêu cực. Điểm Relevance càng cao thì quảng cáo càng phù hợp với người xem.

Bằng cách liên tục tối ưu hóa quảng cáo dựa trên chỉ số Relevance, bạn có thể giữ chi phí CPC và CPM ở mức thấp, vì Facebook thường ưu tiên phân phối quảng cáo có điểm liên quan cao hơn.Kiem-soat-chi-phi-quang-cao-facebook-8

7. Giữ Frequency thấp

Bên cạnh điểm Relevance, tần suất hiển thị (Frequency) cũng là một yếu tố quan trọng cần kiểm soát trong quảng cáo Facebook. Tần suất hiển thị cho biết mỗi người đã xem cùng một quảng cáo bao nhiêu lần.

Khi tần suất cao, người dùng sẽ thấy quảng cáo lặp đi lặp lại, và càng xem nhiều lần thì chi phí quảng cáo Facebook càng cao. Để kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook ở mức hợp lý, bạn cần cân nhắc  thay đổi nội dung quảng cáo hoặc mở rộng đối tượng mục tiêu khi tần suất vượt quá 3.

Tạm kết

Kiểm soát chi phí quảng cáo trên Facebook là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách và đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn. Bằng cách áp dụng linh hoạt 7 phương pháp tối ưu chi phí mà BurgerPrints chia sẻ , bạn có thể giảm thiểu chi phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chiến dịch quảng cáo. Hãy theo dõi sát sao hiệu suất quảng cáo và điều chỉnh kịp thời để tối đa hóa lợi ích từ ngân sách đã đầu tư. Theo dõi BurgerPrints để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Facebook ads thú vị khác nhé.

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader