connect-telegram

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping Ads đầy đủ, chi tiết

Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, Google Shopping Ads hay Quảng cáo mua sắm đã chứng tỏ hiệu quả của mình. Có thể nói đây là loại hình quảng cáo không thể bỏ qua cho mọi nhà bán hàng và chiếm đến 60% lượt click của tài khoản quảng cáo cho một website Thương mại điện tử. Tại Việt Nam, quảng cáo mua sắm cũng là hình thức mang lại ROAS (lợi tức trên chi phí quảng cáo) cao nhất. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu về Google Shopping là gì và hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả nhé. 

Quảng cáo Google Shopping là gì?

Quảng cáo Google Shopping (Google Shopping Ads) là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép bạn hiển thị sản phẩm của mình trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm Google (SERP)Mạng hiển thị Google. Từ đó, giúp người mua dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm cũng như rút gọn hành trình mua hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

Hiện nay, Quảng cáo Mua sắm Google ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng gia tăng doanh thu hiệu quả. So với các hình thức quảng cáo khác, tỷ lệ click quảng cáo (CTR) của Google Shopping tăng 35%, mang về gấp đôi doanh thu cũng như tiết kiệm chi phí lên tới 25%.

Cách thức hoạt động của Quảng cáo Google Shopping

Khác với các loại quảng cáo khác của Google (như quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, Youtube), thay vì nhắm thị trường mục tiêu và lên chiến dịch, Quảng cáo Mua sắm Google sẽ lấy thông tin chi tiết về sản phẩm qua Google Merchant Center (GMC) và tự động xác định thời điểm, cách thức cũng như vị trí quảng cáo sẽ xuất hiện.

Với dữ liệu sản phẩm trên GMC, nhà bán hàng có thể tạo chiến dịch Quảng cáo mua sắm trong Google Ads (trước đây là Google Adwords). Khi đó, Google Shopping Ads sẽ sử dụng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, trang web và giá thầu của doanh nghiệp để xác định các tìm kiếm kích hoạt quảng cáo. Mục tiêu là hiển thị sản phẩm phù hợp cho khách hàng tiềm năng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ, quảng cáo Google Shopping có thể xuất hiện ở 2 vị trí:

  • Kết quả tìm kiếm Google: Hiển thị cùng kết quả Google Ads và kết quả tự nhiên (SEO), tối đa 25 sản phẩm và được trình bày theo cột hoặc thanh trượt tùy theo loại thiết bị khách hàng dùng để tìm kiếm.
  • Bên phải trang kết quả tìm kiếm: Thường hiển thị 9 hình ảnh sản phẩm trên máy tính.

Các thông tin hiển thị có thể bao gồm hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá cả, tên thương hiệu và thông tin liên quan khác sẽ được hiển thị trực tuyến.

chạy quảng cáo google shopping

Về chi phí, nhà bán hàng sẽ thanh toán cho Google hai loại chi phí là Cost per Click (CPC) và Cost per Acquisition (CPA). CPC là chi phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo, và CPA là chi phí khi thực hiện mua hàng.

Cần chuẩn bị gì khi chạy quảng cáo Google Shopping

Trước khi tạo Quảng cáo Google Shopping, bạn cần có tài khoản Merchant Center, tạo nguồn mua sắm và liên kết GMC với Google Ads.

1. Đăng ký tài khoản Merchant Center

Google Merchant Center là một công cụ giúp nhà bán hàng đưa thông tin về cửa hàng và sản phẩm của mình lên Google. Nhờ đó, khi tìm kiếm trên một sản phẩm của Google, khách hàng có thể nhìn thấy toàn bộ thông tin về cửa hàng và sản phẩm của bạn. 

Để đăng ký, bạn truy cập vào Merchant Center. Sau đó, đăng ký và điền đầy đủ thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên hiển thị, quốc gia, địa chỉ, trang web, liên hệ… 

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping đơn giản

Khi đã điền đầy đủ thông tin, seller chọn “Tạo tài khoản” bắt đầu xác minh và xác nhận quyền sở hữu trang web. Trong bước này, bạn cần nhập và xác minh URL của trang web bằng cách sử dụng một trong 3 phương pháp:

  • Thêm thẻ meta HTML (phổ biến nhất)
  • Kết nối trang web với Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager)
  • Kết nối trang web với Google Analytics

2. Tạo nguồn mua sắm

Truy cập vào mục Sản phẩm (Product) và chọn Nguồn cấp dữ liệu (Feeds) rồi nhấp vào biểu tượng dấu + để tạo mới nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo Google Shopping. Hiện nay, Google đang hỗ trợ 4 cách thiết lập nguồn cấp lên Google Merchant là nạp qua trang tính, theo lịch biểu, tải lên tên nguồn cấp dữ liệu và cổng kết nối API nội dung. Cụ thể: 

Cách 1 – Dữ liệu từ trang tính: Có thể chọn hoặc tạo trang tính mới hoặc thêm trang tính Google có sẵn để cập nhật sản phẩm vào danh mục Nguồn cấp dữ liệu (Feed). 

Cách 2 – Nạp lịch biểu: Tự tạo tệp chứa các thông tin sản phẩm trên trang web, tệp này có tính năng tự động cập nhật dữ liệu. 

Cách 3 – Tải dữ liệu lên: Google sẽ cung cấp cho người dùng tài khoản Google Cloud Storage, FTP hoặc SFTP. 

Cách 4 – Content API: Cho phép ứng dụng tương tác trực tiếp với nền tảng GMC để nâng cao hiệu quả quản lý các mô hình tài khoản Merchant Center lớn, phức tạp. 

Nội dung liên quan:  [:en]GMC Auto Feed[:vi]Tính năng Auto Feed cho GMC[:]

3. Liên kết Google Ads với tài khoản Merchant Center

Trước khi tiến hành chương trình Google Shopping Ads, bạn phải liên kết tài khoản Google Ads với Merchant Center. Trên màn hình của tài khoản Merchant Center, hãy nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải màn hình.

Tiếp theo, bạn chọn Liên kết tài khoảnLiên kết AdWords rồi điền ID tài khoản AdWords của bạn. Cuối cùng, chọn Gửi để hoàn tất quá trình liên kết.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping cơ bản

Chiến dịch Google Shopping là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của Google và trên Mạng hiển thị Google. Từ đó, các nhà bán hàng có thể tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng, tăng cường hiệu quả quảng cáo và thúc đẩy doanh số.

Làm thế nào để tạo chiến dịch quảng cáo mua sắm thành công? Cùng BurgerPrints tìm hiểu chi tiết các bước nhé! 

Bước 1: Tạo chiến dịch Mua sắm mới

Để cài đặt chiến dịch Google Shopping Ads, bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google Ads, tạo chiến dịch mới và lựa chọn mục tiêu. 

Chọn “Doanh số”, “Khách hàng tiềm năng”, “Lưu lượng truy cập trang web”, “Chương trình khuyến mãi và lượt ghé thăm cửa hàng thực tế tại địa phương” hoặc “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu” làm mục tiêu cho chiến dịch của bạn. Dựa vào mục tiêu của mình, bạn có thể chọn “Thêm mục tiêu” hay sử dụng mục tiêu mặc định của tài khoản.

Bước tiếp theo là chọn loại chiến dịch quảng cáo, bạn hãy nhấp vào “Mua sắm”

chạy quảng cáo google shopping

Bước 2: Chọn tài khoản Merchant Center

Lựa chọn tài khoản Merchant Center có những sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo.

Lưu ý:

  • Tài khoản GMC này phải là tài khoản đã được iên kết với Google Ads trước đó.
  • Seller không thể thay đổi người bán sau khi đã tạo chiến dịch Google Shopping Ads. 

Bước 3: Thiết lập quốc gia bán hàng

Trong bước này, bạn chọn quốc gia nơi bạn sẽ bán và giao sản phẩm một cách hợp pháp. Quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện cho những người đến từ quốc gia được chọn.

Để quảng cáo, người dùng cần đảm bảo rằng dữ liệu sản phẩm trong tài khoản Merchant Center đã chọn có sẵn tại quốc gia đã lựa chọn. Đồng thời dịch ngôn ngữ sản phẩm sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia mục tiêu nếu cần.

Để đảm bảo thiết lập thành công, bạn nên lưu ý:

  • Xác định nhu cầu thị trường và khả năng cạnh tranh tại quốc gia đó.
  • Tuân thủ luật pháp và quy định về quảng cáo của quốc gia được chọn.
  • Tìm hiểu về các loại thuế và phí áp dụng cho quảng cáo Google Shopping.
  • Bao gồm các khoản thuế và phí vào giá sản phẩm hoặc chi phí quảng cáo.
  • Cập nhật thông tin thuế và phí chính xác trên tài khoản Google Ads.

Ví dụ, người dùng tạo quảng cáo Google Shopping khi chọnquốc gia là Việt Nam sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Kể từ tháng 11 năm 2022, tất cả các giao dịch trên Google Ads tại Việt Nam sẽ chịu thuế là 5% trên tổng số tiền. Tổng số tiền bằng với số tiền sử dụng chia cho 0,95.

Bước 4: Chọn Bộ lọc Danh mục

Bộ lọc Danh mục (Inventory Filter) là công cụ hữu ích giúp bạn giới hạn số lượng sản phẩm được sử dụng trong chiến dịch Google Shopping Ads. Với công cụ này, chỉ những sản phẩm thực sự phù hợp với các tiêu chí trong bộ lọc mới được thêm vào chiến dịch. Từ đó giúp nhà bán hàng tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và tiết kiệm chi phí.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping đơn giản

Nếu bạn muốn giới hạn số lượng sản phẩm được sử dụng trong chiến dịch thì có thể làm theo các bước sau:

  • Lựa chọn tiêu chí: Xác định các tiêu chí mà sản phẩm phải đáp ứng để được quảng cáo. Ví dụ: danh mục sản phẩm, loại sản phẩm, thương hiệu, giá cả, tình trạng sản phẩm, v.v.
  • Thiết lập bộ lọc: Truy cập vào phần “Bộ lọc” trong chiến dịch Google Shopping Ads của bạn. Chọn “Bộ lọc Danh mục” và thêm các tiêu chí đã chọn vào bộ lọc.
  • Lưu và áp dụng: Sau khi thiết lập bộ lọc, hãy lưu và áp dụng thay đổi.

Lưu ý, bạn có thể thay đổi chế độ cài đặt này sau khi tạo chiến dịch quảng cáo. 

Bước 5: Thiết lập giá thầu

Giá thầu là số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho một hành động cụ thể trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Google Shopping Ads cung cấp nhiều chiến lược giá thầu khác nhau. Tùy mục tiêu chiến dịch (nhấp chuột, hiển thị, chuyển đổi, lượt xem), bạn chọn chiến lược phù hợp.

Ví dụ, bạn đặt giá thầu là $2 và mục tiêu của bạn là lượt nhấp chuột. Tức là, bạn sẵn sàng trả chi phí $2 cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của bạn.

Giá thầu bạn đặt sẽ ảnh hưởng tới việc xác định vị trí hiển thị quảng cáo và hiệu quả của chiến dịch. Con số này có thể thay đổi sau khi tạo quảng cáo. Theo báo cáo của Grow My Ads, CPC trung bình của Quảng cáo Google Shopping là $0.66. Mức này đủ mang lại lợi nhuận cao cho nhiều thương hiệu.

Bước 6: Xác định ngân sách

Sau khi thiết lập giá thầu, bạn cần lựa chọn số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo mua sắm. Số tiền này được gọi là Ngân sách (Budget) và có thể thiết lập theo ngày (average daily budget) hoặc theo tổng chiến dịch (campaign budget). Google Ads sẽ tự động điều chỉnh số tiền chi trong ngày để đảm bảo bạn không vượt quá ngân sách trung bình trong ngày.

Ngân sách ảnh hưởng đến số lần quảng cáo của bạn được hiển thịsố lần nhấp chuột bạn nhận được trong thời gian chạy chiến dịch. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ cũng như theo dõi hằng ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Google Ads cũng có một số công cụ giúp xác định ngân sách trung bình hằng ngày như Campaign Planner và CPC trung bình, bạn có thể tham khảo.

Theo báo cáo, ngân sách trung bình mà các nhà bán hàng sẵn sàng chi cho một chiến dịch Quảng cáo Google Shopping là $770.41. Tùy vào đặc thù ngành mà ngân sách có sự thay đổi khác nhau.

Bước 7: Chọn mạng lưới hiển thị quảng cáo

Mạng lưới hiển thị quảng cáo trong Google Shopping Ads là nơi quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Hiện nay, Google có 3 mạng lưới hiển thị quảng cáo chính:

  • Mạng lưới Tìm kiếm: Quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm Google khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm liên quan đến sản phẩm của bạn.
  • Mạng lưới Mua sắm: Quảng cáo xuất hiện trên Thẻ Mua sắm Google, là một phần dành riêng cho các sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm Google.
  • Mạng lưới Hiển thị: Quảng cáo xuất hiện trên các trang web và ứng dụng đối tác của Google.
Nội dung liên quan:  [:vi]Google Shopping: con đường thênh thang cho anh em POD xây dựng Ecommerce Store[:]

Ở chế độ cài đặt mặc định, quảng cáo Google Shopping của bạn sẽ được hiển thị ở tất cả mạng lưới. Nếu bạn muốn giới hạn các vị trí quảng cáo có thể xuất hiện thì hãy bỏ đánh dấu ô cho những mạng muốn loại trừ. 

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

Bước 8: Chọn thiết bị

Chọn thiết bị cho phép bạn quyết định nơi quảng cáo Google Shopping Ads của bạn sẽ hiển thị. Theo mặc định, quảng cáo có thể xuất hiện trên bất kỳ thiết bị nào cả máy tính và thiết bị di động. Bạn có thể thay đổi cài đặt thiết bị này bất kỳ lúc nào, ngay sau khi tạo chiến dịch.

Lưu ý, hiệu quả của chiến dịch có thể khác nhau tùy vào thiết bị hiển thị. Nếu bạn bán sản phẩm dễ xem và tương tác trên thiết bị di động thì có thể cân nhắc ưu tiên hiển thị quảng cáo trên thiết bị này. Ví dụ như sản phẩm quần áo, người dùng có xu hướng mua sắm quần áo trên điện thoại thông minh.

Còn các sản phẩm phức tạp hoặc đòi hỏi nhiều thông tin nên ưu tiên sản phẩm phức tạp hoặc đòi hỏi nhiều thông tin.

Bước 9: Thiết lập vị trí

Thiết lập vị trí cho phép bạn giới hạn nơi quảng cáo Google Shopping Ads của bạn sẽ hiển thị. Khi bạn tạo chiến dịch Google Shopping Ads, quảng cáo sẽ hiển thị cho tất cả người dùng trên toàn thế giới.

Bạn cũng có thể chọn hoặc loại trừ hiển thị cho những người dùng ở vị trí cụ thể qua cài đặt Vị trí mục tiêu Loại trừ vị trí. Tuy nhiên, việc giới hạn vị trí có thể làm giảm số lượng người nhìn thấy quảng cáo của bạn. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ nhé.

Lợi ích của chạy quảng cáo Google Shopping?

Nhìn chung, chạy quảng cáo Google Shopping mang lại nhiều lợi thế cho nhà kinh doanh, giúp họ tiếp cận và thú hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời, dễ dàng quản lý chiến dịch tập trung vào hoạt động bán lẻ.

Dưới đây là 5 lý do bạn nên tạo chiến dịch Google Shopping:

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping đơn giản

1. Lợi tức đầu tư lớn 

Quảng cáo mua sắm là một trong những khoản đầu tư thông minh bạn nên thực hiện cho cửa hàng của mình. Tại sao? Bởi vì Google Shopping Ads mang lại lợi tức đầu tư (ROI) lớn. Cũng theo Grow My Ads, Quảng cáo Mua sắm của Google có tỷ lệ chuyển đổi trung bình 1,91% lượt nhấp trung bình (CTR) 0.86%.

Lý do cho hiệu quả vượt trội này nằm ở khả năng cung cấp thông tin trực quan và dễ tiếp cận cho khách hàng tiềm năng. Chỉ với một cú nhấp chuột, họ có thể xem hình ảnh, giá cả, mô tả và các thông tin quan trọng về sản phẩm ngay trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng nhanh chóng.

2. Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng

Theo công bố của Google, hệ thống đã xử lý hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiềm mỗi ngày và nắm giữ khoảng 92% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu. Trong đó, 49% người mua sắm cho biết họ dùng Google để khám phá sản phẩm mới.

Đây cũng không phải nguyên nhân duy nhất khiến Quảng cáo mua sắm của Google thành công như vậy. Bên cạnh kết quả tìm kiếm, những quảng cáo mua sắm còn hiển thị ở nhiều mạng lưới như Google Images, Google Display Network cùng với các trang web đối tác. Từ đó mang lại cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng và gia tăng doanh số cho người bán.

3. Khả năng hiển thị sản phẩm tuyệt vời 

Là người bán hàng, bạn có thể gia tăng chất lượng sản phẩm bằng cách nêu bật thông tin sản phẩm như hình ảnh, giá cả để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Google Shopping Ads giúp bạn thực hiện khá tốt điều này, làm tăng khả năng hiển thị tổng thể của sản phẩm và thu hút chú ý của khách hàng hơn. 

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

4. Dễ dàng quản lý chiến dịch tập trung vào hoạt động bán lẻ

Nếu bạn có hàng nghìn sản phẩm thì việc xây dựng các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có cấu trúc tốt thường sẽ là một quá trình tốn nhiều công sức. Có thể bạn cần tạo ra hàng chục nghìn từ khóa khác nhau với hàng nghìn chiến dịch, nhóm quảng cáo… 

Tuy nhiên, với chiến dịch Google Shopping Ads, người bán chỉ cần tạo một chiến dịch cho số lượng hàng hóa đó. Những việc phải làm là tối ưu tiêu đề, thuộc tính và mô tả sản phẩm phù hợp với sản phẩm trên Google Merchant Center và Google sẽ phân phối quảng cáo. 

Quảng cáo mua sắm cũng cung cấp khả năng xem dữ liệu hiệu suất của bạn theo sản phẩm hay thuộc tính sản phẩm. Người dùng có thể lọc và phân đoạn dữ liệu theo các thuộc tính sản phẩm, bao gồm danh mục sản phẩm, nhãn hiệu, điều kiện, loại sản phẩm… Điều này giúp bạn kiểm soát hiệu suất cho từng sản phẩm một cách dễ dàng. 

5. Hiển thị tốt hơn trên thiết bị di động 

Ngày nay, với sự bùng nổ của điện thoại thông minh và máy tính bảng, việc tối ưu hóa quảng cáo các thiết bị di động là vô cùng quan trọng. Một con số đáng kinh ngạc là 65% lượt nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm trả tiền trên Google đến từ thiết bị di động. 

Quảng cáo Google Shopping đang nắm bắt rất tốt xu hướng này. Có thể nhận thấy rằng Google chỉ hiển thị một vài quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động. Nghĩa là người bán phải tối ưu quảng cáo để đảm bảo hiển thị một trong hai vị trí hàng đầu này trên thiết bị di động nếu muốn quảng cáo được nhìn thấy nhiều hơn. Tuy nhiên, quảng cáo mua sắm của Google có thể xuất hiện ở ngay đầu các tìm kiếm di động trong băng chuyền hiển thị 15 kết quả đầu tiên. Do đó, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiển thị sản phẩm đến khách hàng.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

6 bí kíp chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả

Chạy quảng cáo Google Shopping không đảm bảo bạn sẽ bán được hàng, có thể chỉ số CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp. Do đó, nếu bạn muốn nhận được kết quả như mong đợi thì cần tối ưu chiến dịch theo mục tiêu của mình. Dưới đây là một số bí kíp hiệu quả dành cho Google Shopping Ads. 

Nội dung liên quan:  [:vi]Tại sao tài khoản Google Merchant Center bị suspend và xử lý như thế nào?[:]

1. Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình lựa chọn đối thủ cạnh tranh, phân tích thế mạnh và điểm yếu. Đồng thời, tìm ra điểm giống nhau, khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của đối thủ và chiến lược quảng cáo. Từ đó, bạn có thể lên chiến lược phù hợp để gia tăng lợi thế cho cửa hàng của mình. 

Bên cạnh đó, phân tích đối thủ cũng giúp tạo cơ hội kinh doanh mới cho các nhà bán hàng. Biết được đối thủ đang yếu ở mảng nào hoặc bỏ qua phân khúc nào trên thị trường để tận dụng cơ hội đó lên kế hoạch quảng cáo mua sắm đánh vào phân khúc này. 

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

Để hỗ trợ nhà bán hàng, Google Merchant Center có cung cấp báo cáo khả năng hiển thị giúp nhà bán hàng phân tích tình hình cạnh tranh. Báo cáo này dựa trên số lượt hiển thị đã diễn ra của quảng cáo mua sắm và trang thông tin miễn phí. Từ đó giúp bạn hiểu được phạm vi tiếp cận người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh là ai, vị trí của bạn so với những người bán hàng hàng đầu và thứ hạng của bạn so với đối thủ cạnh tranh. 

2. Tối ưu tiêu đề sản phẩm

Để thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng, việc tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm cho chiến dịch quảng cáo mua sắm là vô cùng quan trọng. Một tiêu đề tốt sẽ chứa những đủ yếu tố để thu hút khách hàng và phần nào tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo.

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping

Dưới đây, BurgerPrints hướng dẫn bạn một số bí kíp đặt tiêu đề sản phẩm hiệu quả khi chạy quảng cáo Google Shopping:

  • Tập trung vào từ khóa: Sử dụng các từ khóa chính mà khách hàng tiềm năng hay tìm kiếm, đa dạng hóa từ khóa để tăng khả năng hiển thị. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Keywordtool.io để tìm các biến thể từ khóa hiệu quả.
  • Cung cấp thông tin chi tiết: Nêu rõ thương hiệu, model, màu sắc, kích thước và các đặc điểm quan trọng của sản phẩm. Ví dụ như [từ khóa] + tên thương hiệu.
  • Tạo sự thu hút: Sử dụng động từ mạnh mẽ, tính từ hấp dẫn, nhấn mạnh lợi ích sản phẩm và giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • Giới hạn độ dài: Tiêu đề tối đa 150 ký tự, đảm bảo thông tin quan trọng hiển thị trong 50-75 ký tự đầu tiên.
  • Thêm lời kêu gọi hành động (CTA) để thúc đẩy khách hàng nhấp chuột.

3. Dùng hình ảnh độ phân giải cao

Hình ảnh chất lượng và hấp dẫn có thể tăng hiệu quả cho chiến lược quảng cáo Google Shopping. Nếu hình ảnh độc đáo và ấn tượng thì có thể kích thích người xem chia sẻ nội dung quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, mở rộng phạm vi tiếp cận của chiến dịch quảng cáo. Giới hạn kích thước cho mọi quảng cáo có hình ảnh trên Google là 150 kilobyte nên bạn hãy lưu ý điều này nhé. 

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

4. Dùng các từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định là loại từ khóa ngăn chặn một từ hoặc cụm từ nhất định kích hoạt quảng cáo của bạn. Khi dùng các từ khóa phủ định, quảng cáo sẽ không được hiển thị với bất kỳ ai đang tìm kiếm cụm từ này. Ý nghĩa của loại từ khóa này là nhằm ngăn chặn quảng cáo hiển thị cho các truy vấn không liên quan. Ví dụ, thêm “miễn phí” vào danh sách phủ định sẽ không hiển thị quảng cáo cho “áo thun miễn phí”.

Để tối ưu hiệu quả quảng cáo, có hai nguyên tắc bạn nên quan tâm:

Thứ nhất, luôn tìm kiếm từ khóa mới có khả năng chuyển đổi cao đối với dịch vụ/sản phẩm và điều chỉnh giá thầu phù hợp để mang lại kết quả ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu) tốt nhất.

Thứ hai, loại bỏ những tìm kiếm không mang lại chuyển đổi. Bạn có thể sử dụng từ khóa phủ định để ngăn chặn quảng cáo hiển thị cho truy vấn không liên quan.

Một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng là như Google Keyword Planner, Ahrefs và SEMrush.

5. Thêm đánh giá sản phẩm vào quảng cáo

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, ba yếu tố khách hàng trực tuyến lo ngại nhất là chất lượng sản phẩm nhận được, mức độ bảo mật giao dịch lừa đảo. Đặc biệt, các nhóm đối tượng đều lo ngại về chất lượng sản phẩm nhận được không như kỳ vọng. Do đó, thêm đánh giá sản phẩm vào quảng cáo là là một chiến lược hiệu quả để tăng niềm tin, thúc đẩy doanh số và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

6. Thiết kế landing page hiệu quả

Landing page được xem là lựa chọn tối ưu cho Google Shopping Ads. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping hiệu quả

Tiêu chí để đánh giá một landing page hiệu quả đó là cung cấp giá trị, hình ảnh liên quan, biểu mẫu thu thập thông tin, chính sách bảo mật, CTA thu hút và cung cấp hình ảnh thực tế. Bên cạnh đó, một landing page hiệu quả sẽ hạn chế các điều hướng ra bên ngoài và có tiêu đề, phân theo từng nhóm. 

Ai nên chạy quảng cáo Google Shopping?

Google Shopping Ads là công cụ hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp bán hàng online, bất kể là sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Shopee hay cửa hàng online nhỏ lẻ. Lý do là vì Google Shopping Ads giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm sản phẩm cụ thể trên Google, từ đó tăng khả năng bán hàng.

Tuy nhiên, người bán hàng dropshipping cần lưu ý tuân thủ các quy định của Google để tránh bị đình chỉ tài khoản. Một số lưu ý khi chạy Google Shopping Ads cho dropshipping:

  • Đảm bảo thông tin sản phẩm chính xác và nhất quán trên Merchant Center và website.
  • Cung cấp giá cả và chi phí vận chuyển chính xác.
  • Không sử dụng Merchant Center để tải lên sản phẩm của nhà cung cấp.

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

Với website đẹp mắt, sản phẩm chất lượng, thông tin chính xác và giao hàng đúng thời hạn, Google Shopping Ads sẽ giúp cửa hàng dropshipping của bạn gia tăng lưu lượng truy cập chất lượng và dễ dàng thiết lập (đặc biệt nếu bán nhiều sản phẩm).

Lời kết

Qua bài viết, BurgerPrints mong muốn mang đến cho bạn cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về quảng cáo mua sắm cũng như hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping đơn giản. Hãy thực hành và cho chúng tôi biết những thắc mắc của bạn nhé. Chúc bạn thành công với chiến dịch quảng cáo của mình! 

Và nếu bạn muốn xây dựng một cửa hàng cho riêng mình để thiết lập chiến dịch Google Shopping Ads mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì BurgerShop sẽ là giải pháp tuyệt vời. Cùng với đó là dịch vụ fulfillment BurgerPrints đặc biệt dành cho các seller dropshipping Print-on-Demand. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận thêm thông tin và hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhé!

hướng dẫn chạy quảng cáo google shopping

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader