connect-telegram

Amazon Seller là gì? Cẩm nang bán hàng trên Amazon cho seller mới

Bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh online? Amazon là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới với lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ, là nơi lý tưởng để bạn khởi đầu. Hãy cùng BurgerPrints khám phá tất tần tật về Amazon Seller, điều kiện thiết lập cũng như bí kíp bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử top đầu này nhé!

Amazon Seller là gì?

Amazon Seller là thuật ngữ chỉ những cá nhân hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên sàn thương mại điện tử Amazon. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Amazon Seller, từ cá nhân nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn, từ người bán hàng mới bắt đầu đến chuyên gia kinh nghiệm.

Amazon Seller là gì

Ngày nay, việc bán hàng trên Amazon không chỉ giới hạn ở việc bán các sản phẩm hữu hình. Seller còn có thể bán các dịch vụ như giao hàng, voucher điện tử, dịch vụ kỹ thuật số như ebooks, audiobooks, và các dịch vụ theo yêu cầu.

Lợi ích khi trở thành Amazon Seller

So với các mô hình khác, bán hàng trên Amazon được nhiều người lựa chọn bởi:

  • Tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ: Hàng triệu khách hàng tiềm năng truy cập Amazon mỗi tháng, giúp bạn gia tăng cơ hội bán hàng.
  • Mở rộng thị trường quốc tế: Dễ dàng bán hàng ở nhiều quốc gia khác nhau, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
  • Chi phí marketing thấp: Tiết kiệm chi phí quảng cáo so với các kênh truyền thống, tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Mô hình kinh doanh linh hoạt: Lựa chọn FBA (Amazon quản lý kho và vận chuyển) hoặc FBM (tự quản lý kho vận), phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của bạn.
  • Hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp: Amazon cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ cho người bán hàng, giúp bạn quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh đó, Amazon còn cung cấp chương trình New Seller Incentives với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho seller mới. Với chương trình ưu đãi này, bạn sẽ nhận được hỗ trợ tài chính để khởi đầu kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận chuyển và lưu kho, đồng thời tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Lợi ích trở thành Amazon Seller

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Để trở thành người bán hàng trên Amazon, bạn cần tạo tài khoản bán hàng trên Amazon Seller Center. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Truy cập vào Amazon Seller Central tại https://sellercentral.amazon.com/. Chọn Sign-up và điền các thông tin cần thiết sau đó chọn “Create your Amazon account”.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Bước 2: Chọn Legal Name (Tên pháp lý) và chọn Next. Tên này sẽ là tên hiển thị cửa hàng của bạn trên Amazon.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân và doanh nghiệp chính xác, đầy đủ. Các thông tin này bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email… Khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn click Text me now để nhận mã xác minh gửi về số điện thoại đăng ký. Sau đó chọn Next.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Bước 4: Xác minh phương thức thanh toán với thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard) để thanh toán chi phí bán hàng trên Amazon. Khi nhập thông tin xong, bạn chọn Next. Amazon sẽ tạm trừ một khoản tiền nhỏ (dưới $1) để xác minh tính hợp lệ của thẻ. Số tiền này sẽ được hoàn trả lại sau vài ngày.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Bước 5: Chọn Start tax interview và bắt đầu khai báo thuế. Ở đây, bạn nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu để hoàn tất đăng ký tài khoản.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Sau khi việc xác minh hoàn tất, bạn có thể bắt đầu đăng ký sản phẩm để bán trên Amazon.

Cẩm nang bán hàng trên Amazon cho seller mới

Sau khi tạo tài khoản Amazon Seller thành công, bạn có thể bắt đầu bán hàng trên Amazon.

1. Xác định hình thức bán

Lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chi phí, hiệu quả hoạt động và mức độ kiểm soát của bạn trong quá trình bán hàng. Hiện tại, Amazon cung cấp hai hình thức bán hàng chính:

FBA (Fulfillment by Amazon): Amazon sẽ quản lý tất cả các khâu từ lưu trữ kho hàng, đóng gói, vận chuyển đến xử lý dịch vụ khách hàng cho bạn. Hình thức này phù hợp với những người bán muốn tiết kiệm thời gian và công sức, tập trung vào việc phát triển kinh doanh.

FBM (Fulfillment by Merchant): Bạn tự chịu trách nhiệm cho tất cả các khâu trong quá trình bán hàng. Hình thức này phù hợp với những người bán có kinh nghiệm, muốn kiểm soát quy trình bán hàng và tối ưu hóa lợi nhuận.

Tùy vào nhu cầu và khả năng của mình mà bạn có thể chọn ra hình thức bán hàng phù hợp nhất cho mình.

Cẩm nang bán hàng trên Amazon Seller

2. Xác định sản phẩm bán

Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp là yếu tố then chốt để thành công trên Amazon. Quá trình này bắt đầu với việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, các xu hướng đang phát triển và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm tiềm năng.

Nội dung liên quan:  [:vi]Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon từ A-Z cho người mới bắt đầu[:]

Sau khi lọc được một danh sách sản phẩm, hãy phân tích đối thủ cạnh tranh. Bước này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và đối thủ, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả để nổi bật giữa đám đông. Một số công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh uy tín bạn có thể tham khảo Jungle Scout, Helium 10 và Keepa.

Cuối cùng là đánh giá lợi nhuận và khả năng vận hành của sản phẩm. Một số yếu tố để đánh giá là chi phí liên quan, lợi nhuận dự kiến và đảm bảo rằng bạn có khả năng quản lý hiệu quả quy trình vận hành từ khâu lưu kho đến giao hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định sản phẩm bán bằng cách sử dụng ngay 3 công cụ tìm kiếm miễn phí trên Amazon sau đây:

Chức năng “Best Sellers” cung cấp một danh sách các sản phẩm bán chạy nhất trong từng danh mục, giúp người bán hiểu được nhu cầu cao nhất từ phía người tiêu dùng. Truy cập trang “Amazon Best Sellers“, chọn danh mục bạn quan tâm và danh sách sản phẩm bán chạy nhất sẽ hiển thị.

Cẩm nang bán hàng trên Amazon Seller

Công cụ “Movers & Shakers” trên Amazon giúp theo dõi các sản phẩm đang tăng trưởng nhanh chóng trong 24 giờ qua. Để xem danh sách sản phẩm tăng trưởng này, bạn có thể truy cập vào trang “Amazon Movers & Shakers“.

Cẩm nang bán hàng trên Amazon Seller

Công cụ “Hot New Releases” là nguồn thông tin quý giá cho những ai muốn nắm bắt các xu hướng mới nhất và nhu cầu của khách hàng. Bằng cách nhấp vào “Amazon Hot New Releases“, bạn có thể tìm kiếm sản phẩm đang có xu hướng hoặc nhu cầu cao trong thị trường ngách hoặc danh mục sản phẩm cụ thể.

Cẩm nang bán hàng trên Amazon Seller

3. Thêm sản phẩm vào kho

Có ba cách chính để thêm sản phẩm vào kho Amazon:

Đối với sản phẩm đã có trên Amazon, bạn có thể sử dụng công cụ “Add a Product” và nhập ASIN (Amazon Standard Identification Number) của sản phẩm. Sau đó, xác nhận thông tin sản phẩm và hoàn tất quy trình.

Hướng dẫn đăng ký Amazon Seller

Nếu là sản phẩm mới, chọn “Create a New Product Listing” để tạo danh sách sản phẩm mới. Sau đó cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá bán, v.v.

Thêm sản phẩm vào kho Amazon

Để thêm nhiều sản phẩm, hãy chọn “Add Products” và tải lên tệp mẫu với thông tin đầy đủ cho các sản phẩm. Lưu ý, định dạng của các tệp tải lên phải đúng theo yêu cầu của Amazon.

Thêm sản phẩm vào kho Amazon

4. Xử lý và vận chuyển đơn hàng

Amazon cung cấp hai phương thức chính cho việc xử lý và vận chuyển đơn hàng là Fulfillment by Amazon (FBA) và Fulfillment by Merchant (FBM).

Với FBA, Amazon sẽ lo liệu mọi việc, từ lưu trữ, đóng gói, vận chuyển, xử lý khách hàng và đổi trả. Lựa chọn này giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tăng khả năng hiển thị sản phẩm, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, phí lưu kho và FBA có thể cao hơn so với tự xử lý đơn hàng.

Với FBM, bạn sẽ tự chịu trách nhiệm cho tất cả các khâu, bao gồm lưu trữ, đóng gói, vận chuyển, xử lý khách hàng và đổi trả. Lựa chọn này phù hợp nếu bạn có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến, khả năng xử lý đơn hàng hiệu quả và muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn.

Tùy vào khối lượng sản phẩm, vị trí kho hàng, ngân sách và khả năng xử lý đơn hàng mà bạn có thể chọn FBA hoặc FBM. Mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng, nhưng nếu là Amazon seller mới, BurgerPrints khuyên bạn nên bắt đầu với FBA. Hình thức này tuy chi phí cao hơn, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng. FBM phù hợp hơn với seller đã có kinh nghiệm, giúp bạn tiết kiệm chi phí và kiểm soát tốt hơn quá trình xử lý đơn hàng.

Bí kíp để trở thành Amazon Seller thành công

Để chinh phục thị trường Amazon đầy tiềm năng, đòi hỏi bạn phải có những bí kíp hiệu quả. Dưới đây là những bước quan trọng giúp bạn trở thành Amazon Seller thành công:

1. Nghiên cứu thị trường và sản phẩm kỹ lưỡng

Khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon, người bán cần xác định rõ các kỹ năng, nguồn lực, mạng lưới và sở thích của mình để xây dựng cơ hội thương mại điện tử hoàn hảo. Việc lập kế hoạch kinh doanh đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng:

  • Bán sản phẩm gì trên Amazon?
  • Ngách thị trường tiềm năng nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? (Tìm kiếm những phân khúc thị trường chưa được khai thác hoặc đang có nhu cầu tăng cao)
  • Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng?
  • Xây dựng thương hiệu, bao bì và vận chuyển như thế nào để thu hút khách hàng?
  • Xác định tốc độ phát triển mong muốn cho doanh nghiệp và dự trù nguồn lực cần thiết.
  • Lựa chọn các công cụ marketing phù hợp để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Xác định những thách thức có thể gặp phải khi kinh doanh trên Amazon và lập kế hoạch để vượt qua chúng.
  • Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và chất lượng tốt.
  • Dự trù nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho hoạt động kinh doanh trên Amazon.
Nội dung liên quan:  SKU sản phẩm là gì? Phân biệt SKU vs Product ID vs GTIN

2. Xây dựng chiến lược rõ ràng

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu thị trường và sản phẩm, bạn cần xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng. Chiến lược này sẽ giúp bạn xác định mô hình kinh doanh phù hợp, lựa chọn danh mục sản phẩm và tính toán chi phí.

Reseller – Bán lại các sản phẩm sẵn có trên Amazon

Người bán lại có thể nhanh chóng bắt đầu bán hàng trên Amazon bằng cách tận dụng hình thức mua lẻ bán sỉ (retail arbitrage) hoặc mô hình bán buôn (wholesale). Nghĩa là bạn sẽ mua sản phẩm với giá thấp và bán ra với giá cao hơn.

Chiến lược này tập trung vào các sản phẩm đã có sẵn cơ sở hạ tầnglượng người theo dõi ổn định, chẳng hạn như quần áo thiết kế, dụng cụ công nghiệp và nguyên liệu thô. Ưu điểm của mô hình bán lại là bạn có thể tập trung vào quản lý kho hàng và tiếp thị, nhưng nhược điểm là lợi nhuận thường thấp hơn.

Amazon Reseller là gì

Để trở thành reseller thành công trên Amazon, bạn có thể:

  • Mua sản phẩm bán buôn với số lượng lớn và bán lại theo từng gói nhỏ.
  • Mua các sản phẩm thương hiệu riêng: private label đã hoàn thiện và bán lại dưới thương hiệu của riêng bạn, thông qua mô hình bán buôn hoặc dropshipping.

Brand Owner – Chủ thương hiệu

Chủ sở hữu thương hiệu là người tự thiết kế, sáng tạo, lưu trữ và bán sản phẩm của mình từ đầu đến cuối. Đây là chiến lược rủi ro cao nhưng lợi nhuận lớn và đòi hỏi nhiều thời gian xây dựng.

Mọi thương hiệu lớn đều bắt đầu từ một ý tưởng. Và một chiến lược vững chắc sẽ đảm bảo sản phẩm của bạn ra mắt suôn sẻ và mang lại sự tăng trưởng ổn định.

Amazon Brand Owner là gì

Lựa chọn danh mục sản phẩm và tính toán chi phí

Bất kể bạn chọn phương thức nào, bạn cũng cần cân nhắc một số yếu tố như tính thân thiện với môi trường, loại sản phẩm định bán, danh mục sản phẩm,…  Bạn sẽ tập trung vào các danh mục sản phẩm cụ thể như quần áo hoặc dụng cụ, hay bạn sẽ áp dụng cách tiếp cận rộng rãi và bán nhiều mặt hàng khác nhau?

Bên cạnh đó là những thứ liên quan tới định giá sản phẩm. Một câu hỏi bạn phải trả lời là sẽ định giá sản phẩm như thế nào để bao quát được phí giới thiệu của Amazon, chi phí sản phẩm, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển và chi phí marketing?

3. Xác định loại toàn khoản bán

Hiện nay, Amazon hiện tại cung cấp hai loại tài khoản Amazon Seller chính là Individual (Cá nhân) Professional (Doanh nghiệp).

Chi phí tương ứng cho mỗi loại là $0.99 cho mỗi sản phẩm bán ra đối với tài khoản Cá nhân và $39.99/tháng đối với tài khoản Doanh nghiệp. Điều kiện để đăng ký tài khoản Doanh nghiệp là có giấy phép kinh doanh hợp lệ và bán nhiều hơn 40 sản phẩm 1 tháng.

2 loại tài khoản Amazon Seller

3. Thiết lập quy trình quản lý kho vận

Quản lý kho hàng hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo bạn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn có thể lựa chọn lưu trữ sản phẩm tại nhà, trong kho riêng hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của Amazon (FBA).

Quản lý kho vận tại nhà

Nhiều doanh nghiệp Amazon khởi nghiệp thường bắt đầu bằng việc lưu trữ hàng hóa và xử lý đơn hàng ngay tại nhà. Mặc dù tiết kiệm chi phí, nhược điểm của việc này là dễ dàng rơi vào tình trạng lộn xộn nếu không có kế hoạch tổ chức khoa học:

  • Phân bổ không gian: Chọn một phòng ngủ hoặc tủ quần áo để lưu trữ nguyên vật liệu và thiết lập một khu vực đóng gói sản phẩm gần lối ra vào chính.
  • Lên kế hoạch dự phòng: Luôn luôn dự trù nguồn nguyên vật liệu. Đặt hàng trước khi hết để đảm bảo khả năng xử lý kịp thời mọi đơn hàng. Chuẩn bị sẵn sàng cho các mùa mua sắm cao điểm như Lễ Tình nhân, đầu mùa thu và Giáng sinh.
  • Kiểm kê kho thường xuyên: Thực hiện kiểm kê định kỳ để tránh sai sót.

Tham gia chương trình Fulfillment by Amazon (FBA)

Đối với các Nhà bán hàng Amazon sẵn sàng mở rộng quy mô kinh doanh, tham gia chương trình FBA là một lựa chọn đáng cân nhắc. Là Nhà bán hàng FBA, bạn có thể ủy thác việc quản lý kho hàng và xử lý đơn hàng cho hệ thống cơ sở hạ tầng toàn cầu của Amazon, trong khi bạn tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, chi phí của hình thức này tương đối cao.

4. Tối ưu danh sách sản phẩm

Danh sách sản phẩm đóng vai trò then chốt trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng.  Do đó, việc tối ưu hóa danh sách sản phẩm là vô cùng quan trọng. Một danh sách sản phẩm tốt cần mô tả đầy đủ:

  • Tên sản phẩm: Lựa chọn tên sản phẩm vừa cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Mô tả sản phẩm: Đây là nơi bạn mô tả sản phẩm của mình cho khách hàng. Viết mô tả sản phẩm chi tiết, nêu bật những tính năng, lợi ích và điểm khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại.

Tối ưu Product Listings trên Amazon

  • Tính năng sản phẩm: Các điểm chính mà Amazon hiển thị gần đầu trang danh sách sản phẩm. Hãy mô tả ngắn gọn những tính năng tốt nhất của sản phẩm tại đây.
  • Từ khóa và thẻ nội bộ: Đây là không gian bổ sung để mô tả sản phẩm của bạn với Amazon một cách nội bộ. Khách hàng không nhìn thấy thông tin này.
  • Hình ảnh: Hình ảnh sản phẩm của bạn nên thể hiện rõ ràng sản phẩm trông như thế nào, cách sử dụng và các mẫu đang có. Hãy sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, rõ ràng và thể hiện đầy đủ các góc cạnh của sản phẩm.
  • Thông số kỹ thuật sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông số kỹ thuật sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Mã sản phẩm: Đây là mã số duy nhất được Amazon sử dụng để theo dõi sản phẩm.
  • Tên thương hiệu: Tên thương hiệu mà sản phẩm sẽ được bán, thông thường là tên cửa hàng của bạn.
  • Nhà sản xuất: Tên thương hiệu đã sản xuất sản phẩm.
  • Kích thước: Kích thước thực tế của sản phẩm, được thể hiện bằng đơn vị hoặc kích thước chung (“3 inch” hoặc “Kích thước lớn” hoặc “1 TB”).
  • Màu sắc: Màu sắc của sản phẩm.
  • Số lượng đơn vị: Số lượng đơn vị có trong sản phẩm.
  • Loại số lượng đơn vị: Định nghĩa số lượng đơn vị được đếm ở trên.
Nội dung liên quan:  [:vi]Hệ thống kho hàng Amazon: Tất tần tật những điều người bán cần biết[:]

Tối ưu danh sách sản phẩm chỉ dừng lại ở các bước trên là chưa đủ. Sau khi xây dựng danh mục sản phẩm, hãy dành thời gian nghiên cứu danh sách sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và điều chỉnh danh sách sản phẩm của mình cho nổi bật và thu hút hơn.

Nội dung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và thuyết phục họ mua hàng. Nếu bạn không tự tin về khả năng viết của mình, hãy cân nhắc thuê một copywriter chuyên nghiệp để tinh chỉnh listing sản phẩm. Một listing tốt với đầy đủ thông tin và lời kêu gọi hành động hấp dẫn có thể cải thiện hiệu suất SEO, thu hút sự chú ý tự nhiên của khách hàng và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số.

5. Xây dựng thương hiệu

Marketing và xây dựng thương hiệu là một công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách đối với Amazon seller. Đây là lúc bạn tạo ra các tài sản thương hiệu và lên chiến lược cho một “vòng xoay tiếp thị” để có thể trở nên nổi bật giữa vô vàn sản phẩm trên sàn thương mại điện tử khổng lồ này.

Lên kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội

Hãy dành thời gian để phát triển một chiến lược mạng xã hội toàn diện, tích hợp nội dung văn bản, hình ảnh, và video trên tất cả các nền tảng chính như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, Pinterest, TikTok, hay là với chính website của riêng bạn. Mỗi nền tảng này cung cấp những cơ hội độc đáo khác nhau. Vì vậy, hãy dành thời gian tìm hiểu và xác định nền tảng nào là phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của bạn, cũng như loại nội dung nào hiệu quả nhất trên mỗi nền tảng nhé.

Xây dựng thương hiệu Amazon

Email marketing vẫn hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, email marketing vẫn chứng tỏ được giá trị của mình bằng việc mang lại tỷ lệ hoàn vốn cao nhất so với tất cả các phương thức marketing kỹ thuật số khác. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng các phần mềm email marketing giúp tạo và phát triển danh sách email như Mailchimp hoặc ConvertKit.

Bên cạnh đó, hãy tìm một chuyên gia có khả năng soạn thảo tiêu đề email thu hút và nội dung email mang lại giá trị thực sự. Đồng thời, đừng quên giữ liên lạc và cung cấp cho họ thông tin giáo dục, giải trí, tư vấn và các ưu đãi đặc biệt cho cả khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Tập trung vào đánh giá của khách hàng

Đánh giá tích cực từ khách hàng đóng vai trò là công cụ chuyển đổi cực kỳ quan trọng cho các nhà bán hàng trên Amazon. Do đó, hãy chủ động khuyến khích khách hàng của mình để lại những đánh giá tốt. Một cách hiệu quả để lấy đánh giá khách hàng là đính kèm lời nhắc nhở trong mỗi gói hàng bạn gửi đi.

Xây dựng thương hiệu Amazon

Ngoài ra, việc cung cấp một dịch vụ khách hàng xuất sắc, không chỉ trước và trong quá trình mua hàng mà còn sau khi mua hàng, cũng sẽ góp phần thúc đẩy khách hàng để lại đánh giá tích cực.

Lời kết

Trên đây là khái niệm và các thông tin cần biết về Amazon Seller. Bán hàng trên Amazon là một hành trình đầy thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chiến lược sáng tạo và tinh thần nỗ lực không ngừng, bạn hoàn toàn có thể gặt hái thành công trên sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới này.

Và nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để mở rộng kinh doanh của mình với sản phẩm print on demand trên Amazon, BurgerPrints sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Với kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, BurgerPrints tự hào mang đến dịch vụ sản xuất nhanh chóng và ổn định, với thời gian sản xuất trung bình cho các sản phẩm 2D US chỉ 1.17 ngày làm việc và thời gian vận chuyển trong US chỉ mất 3.92 ngày làm việc. BurgerPrints còn nổi bật với khả năng cung cấp tới gần 400 loại sản phẩm chất lượng cao, áp dụng công nghệ in ấn tiên tiến từ Kornit Digital để đảm bảo từng sản phẩm đều có hình in sắc nét và màu sắc bền đẹp.

Không dừng lại ở dịch vụ POD Fulfillment, BurgerPrints cũng mang đến dịch vụ FBA Fulfillment toàn diện cho các Amazon Seller, hỗ trợ bạn tối đa trong việc quản lý hàng tồn kho và giao hàng. Với một hệ thống mạng lưới fulfillment đạt được tiêu chuẩn Quality Score cao cùng với đội ngũ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, sẵn lòng tư vấn 24/7, BurgerPrints là giải pháp Print on Demand fulfillment hoàn hảo, giúp các seller không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà còn tối ưu hóa được lợi nhuận từ việc kinh doanh trên Amazon.

Liên hệ BurgerPrints hay hôm nay để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi:

Bán hàng cùng BurgerPrints

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader