connect-telegram

Mô hình 6P Marketing là gì? Ý nghĩa và ứng dụng thực tế

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing? Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với khái niệm 4P rồi đúng không? Ngày nay, mô hình này đã được mở rộng thành 6P, thậm chí là 7P để phù hợp hơn với sự đa dạng và phát triển của thị trường. Vậy 6P marketing là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Cùng BurgerPrints tìm hiểu ngay trong bài viết này để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn nhé!

6P marketing là gì?

6P Marketing là một mô hình chiến lược trong lĩnh vực tiếp thị được ra đời vào được ra đời vào những năm 1980. Đây là mô hình mở rộng từ nguyên tắc ban đầu của mô hình 4P kinh điển, bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Khuyến mại), và bổ sung thêm hai yếu tố People (Nhân sự) và Process (Quy trình).

Nguồn gốc của 6P trong Marketing là từ sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với trải nghiệm mua sắm và dịch vụ. Bằng cách bổ sung hai yếu tố mới là People (Nhân sự) và Process (Quy trình), 6P Marketing cho phép nâng cao trải nghiệm người dùng, cũng như việc tối ưu hóa các hoạt động nội bộ để đảm bảo hiệu quả bền vững.

6P marketing là gì?

Sự khác biệt giữa 6P Marketing và mô hình 4P truyền thống

Về cơ bản, mô hình 6P là phiên bản mở rộng của 4P trong Marketing truyền thống với mục đích giúp  thích ứng với những thay đổi của thị trường hiện đại. 4Ps là nền tảng, là tiền đề cho các mô hình như 6P. 

Yếu tố 4P Marketing 6P Marketing
Mục tiêu Tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm, giá, phân phối và quảng bá Không chỉ hướng đến khách hàng mà còn chú trọng vào quy trình vận hành nội bộ của doanh nghiệp, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
Thành phần
  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Khuyến mại)
  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Khuyến mại)
  • People (Nhân sự)
  • Process (Quy trình)
Ứng dụng Phù hợp với các lĩnh vực truyền thống.

Ví dụ: Sản xuất hàng tiêu dùng, bán lẻ (đặc biệt là cửa hàng tiện lợi và siêu thị), ngành sản xuất ô tô,…

Thích hợp với cả ngành dịch vụ và công nghệ.

Ví dụ: Dịch vụ khách sạn và du lịch, ứng dụng công nghệ và phần mềm, ngành chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp,…

Các yếu tố cấu thành mô hình 6P là gì?

Mỗi yếu tố trong 6P có vai trò riêng biệt trong việc xây dựng và phát triển chiến lược tiếp thị toàn diện, đồng thời đảm bảo khả năng thích ứng và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Các yếu tố cấu thành mô hình 6P là gì?

1. Product (Sản phẩm)

Sản phẩm bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây chính là nền tảng của chiến lược tiếp thị. Sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc tạo ra nhu cầu mới từ khách hàng, đồng thời cũng cần phải khác biệt so với đối thủ và phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu​.

2. Price (Giá cả)

Giá của sản phẩm cần phản ánh đúng giá trị của nó, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng, giúp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các chiến lược như: định giá gói, định giá cố định, định giá cạnh tranh, định giá kinh tế, định giá thâm nhập, giá hấp dẫn,định giá theo tâm lý để tăng doanh số hiệu quả.

3. Place (Phân phối)

Địa điểm là nơi sản phẩm được bán hoặc phân phối. Chiến lược phân phối giúp sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả thông qua các kênh bán hàng phù hợp, từ cửa hàng truyền thống đến các nền tảng kỹ thuật số.

Trong kênh phân phối truyền thống, phân phối chính là việc trưng bày sản phẩm ở các vị trí chiến lược trong cửa hàng, cũng như việc đặt sản phẩm tại các kệ hàng của các nhà bán lẻ lớn như WinMart, Bách Hóa Xanh,… Đối với cửa hàng trực tuyến, giao diện người dùng và công cụ tìm kiếm trên website đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm.

4. Promotion (Khuyến mại)

Khuyến mại bao gồm các hoạt động tiếp thị như quảng cáo và khuyến mại nhằm nâng cao nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng. Các hình thức khuyến mại phổ biến hiện nay là quảng cáo trên truyền hình, tạp chí, mạng xã hội, website hoặc các chương trình ưu đãi cho khách hàng.

5. People (Nhân sự)

Nhân sự liên quan đến các cá nhân trực tiếp tương tác với khách hàng, bao gồm nhân viên bán hàng và đội ngũ hỗ trợ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Nhân sự là yếu tố then chốt trong mô hình 6P, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ. Đội ngũ nhân viên có trách nhiệm tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó nâng cao sự trung thành và sự khác biệt của thương hiệu.

6. Process (Quy trình)

Quy trình đề cập đến các bước vận hành của doanh nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ, giúp đảm bảo tính mượt mà và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Quy trình là yếu tố không thể thiếu trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất.

Một số ứng dụng thực tế của 6P marketing

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công mô hình 6P marketing. Họ đều chú trọng đến việc cải thiện từng yếu tố của 6P theo cách tối ưu và phù hợp với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây là một số ví dụ thực tế:

1. Apple

Apple đã xây dựng thành công chiến lược 6P bằng cách không ngừng cải tiến sản phẩm, đưa ra các thiết kế độc đáo và tích hợp công nghệ tiên tiến. Các sự kiện ra mắt như WWDC đã giúp Apple quảng bá mạnh mẽ và tạo dấu ấn thương hiệu. Ngoài ra, nhân viên của Apple được đào tạo bài bản để mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Như vậy, sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm và quảng bá sáng tạo của Apple đã giúp thương hiệu tăng cường giá trị thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

Một số ứng dụng thực tế của 6P marketing

2. McDonald’s

McDonald’s sử dụng mô hình 6P với các sản phẩm đa dạng như McCafe, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối toàn cầu. Quảng bá sản phẩm được thực hiện qua các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, giúp thương hiệu duy trì tính phổ biến ở nhiều quốc gia.

Việc đổi mới sản phẩm và tăng cường hiện diện quốc tế như vậy giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng rộng hơn và đáp ứng nhu cầu đa dạng.

3. Nike

Nike tạo ra các sản phẩm có công nghệ tiên tiến và phong cách độc đáo, đáp ứng nhu cầu thể thao và thời trang của khách hàng. Nike đầu tư vào quảng cáo bằng cách sử dụng các vận động viên nổi tiếng, từ đó tăng giá trị thương hiệu và thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Định vị thương hiệu qua chất lượng và danh tiếng giúp Nike giữ vững thị phần và tăng doanh thu ngay cả khi sản phẩm có giá cao.

4. Coca-Cola

Coca-Cola nổi bật nhờ hương vị độc đáo và bí quyết sản phẩm (Product), tạo nên điểm khác biệt khó nhầm lẫn trên thị trường nước giải khát. Thương hiệu này duy trì chiến lược giá hợp lý (Price), nhằm đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, cùng với đó là các chiến dịch quảng bá (Promotion) sáng tạo, hấp dẫn và thường xuyên gắn liền với các sự kiện văn hóa đại chúng (pop culture). Coca-Cola xuất hiện nhiều trong các bộ phim, chương trình truyền hình và sự kiện thể thao, giúp thương hiệu tạo dựng hình ảnh gần gũi và thân thuộc.

Về chiến lược phân phối (Place), Coca-Cola có mặt ở khắp nơi, từ cửa hàng tiện lợi đến siêu thị và các điểm bán lẻ trên toàn thế giới. Cách thức quảng bá bằng product placement trong phim ảnh cũng là một phần của chiến lược này, giúp sản phẩm trở thành một phần quen thuộc của văn hóa đại chúng.

Một số ứng dụng thực tế của 6P marketing

5. Amazon

Amazon tạo dấu ấn bằng sự đa dạng sản phẩm, sự tiện lợi trong dịch vụ mua sắm và các chiến lược giá cạnh tranh. Họ cũng triển khai các chiến dịch quảng bá nhằm tăng cường thương hiệu và thu hút khách hàng trên toàn cầu.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng và sự linh hoạt trong phân phối giúp Amazon dẫn đầu trong ngành bán lẻ trực tuyến.

6. Toyota

Toyota nổi bật với sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ khách hàng chu đáo. Họ tập trung vào quy trình sản xuất hiệu quả, từ đó giúp tối ưu hóa chi phí và cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu người dùng trên khắp thế giới.

Sự bền vững và chất lượng cao giúp Toyota tạo dựng niềm tin lâu dài với khách hàng, khẳng định vị thế trong ngành ô tô.

Lợi ích mà chiến lược 6p marketing là gì?

Mô hình 6P không chỉ là một khung lý thuyết, mà còn là một chiến lược thực tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mang lại thành công lâu dài cho doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa mọi yếu tố từ sản phẩm đến quy trình kinh doanh.

1. Tăng cường hiệu quả chiến lược tiếp thị

Áp dụng mô hình 6P giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh lãng phí và tập trung vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tối ưu hóa từng bước trong quy trình marketing, từ khâu phát triển sản phẩm đến tiếp cận khách hàng.

Việc phân tích kỹ lưỡng từng yếu tố trong mô hình giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác, từ đó xây dựng các thông điệp marketing hiệu quả và các kênh phân phối phù hợp, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, cải thiện hiệu quả truyền thông và gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Tăng cường hiệu quả chiến lược tiếp thị

2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình 6P là chú trọng vào “Con người” và “Quy trình.” Khi doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nhân sự và tối ưu hóa các quy trình, họ có thể tạo ra một môi trường phục vụ khách hàng chất lượng cao, từ đó cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt và trải nghiệm mua sắm thuận tiện sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng hài lòng không chỉ trở thành những khách hàng trung thành mà còn đóng vai trò như những đại sứ thương hiệu, giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

3. Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Với chiến lược 6P, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh từ sản xuất, phân phối, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc chú trọng vào yếu tố “Quy trình” giúp các công ty tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru, dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể duy trì được một mức chi phí hợp lý, đồng thời gia tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.

Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Mô hình 6P có phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp không?

Mô hình 6P là một công cụ linh hoạt có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng mức độ phù hợp còn phụ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Mô hình này rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hoặc có quy trình hoạt động phức tạp, vì nó giúp tối ưu hóa các yếu tố từ sản phẩm đến quy trình, nhân sự và địa điểm. Các doanh nghiệp này có thể tận dụng mô hình 6P để cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển bền vững​.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc hoạt động đơn giản, việc áp dụng mô hình 6P có thể yêu cầu nguồn lực lớn và tốn kém nếu không được tối ưu hóa phù hợp. Mô hình này cần được điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể, giúp doanh nghiệp phát triển một chiến lược marketing toàn diện mà không gây lãng phí nguồn lực​.

Vì vậy, mặc dù mô hình 6P có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, việc điều chỉnh sao cho phù hợp với ngành và đặc điểm của doanh nghiệp là rất quan trọng để tối đa hóa hiệu quả của chiến lược marketing.

Mô hình 6P có phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp không?
plc trong marketing là gì, work247.vn

Cần bao nhiêu thời gian để thấy hiệu quả khi áp dụng mô hình 6P?

Thời gian để thấy hiệu quả khi áp dụng mô hình 6P marketing phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là quy mô doanh nghiệp, ngành hàng, mức độ thay đổi, nguồn lực đầu tư và mục tiêu đặt ra.

Tuy nhiên, nhìn chung, có thể chia thời gian thấy hiệu quả thành các giai đoạn:

  • Giai đoạn ngắn hạn (1-3 tháng): Bạn có thể thấy sự cải thiện nhỏ về một số chỉ số như lượng truy cập website, tương tác trên mạng xã hội, hoặc số lượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược hiện tại.
  • Giai đoạn trung hạn (3-6 tháng): Bắt đầu thấy sự thay đổi rõ rệt hơn về doanh số, tỷ lệ chuyển đổi hoặc chỉ số NPS (Net Promoter Score). Khách hàng bắt đầu nhận biết và phản hồi tích cực về những thay đổi của doanh nghiệp.
  • Giai đoạn dài hạn (6 tháng trở lên): Mô hình 6P bắt đầu phát huy tác dụng tối đa. Doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra và xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường.

Tạm kết

Như vậy, BurgerPrints đã giúp bạn giải đáp câu hỏi mô hình 6P Marketing là gì? Đồng thời giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa và ứng dụng thực tế của mô hình marketing này. Đừng quên theo dõi BurgerPrints để xem thêm các bài viết mới nhất về Marketing nhé!

Nội dung liên quan:  Proposition trong Marketing là gì? Ý nghĩa và ví dụ thực tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader