connect-telegram

Tất tần tật về dịch vụ vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA 2024

Dịch vụ vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA giúp seller mở rộng thị trường quốc tế, tối ưu hóa lưu trữ và giao hàng. Với quy trình tự động, an toàn và tuân thủ chặt chẽ quy định của Amazon, seller có thể tập trung vào bán hàng, trong khi Amazon lo toàn bộ hậu cần. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA (fulfillment by Amazon) mới nhất năm 2024.

Tổng quan về dịch vụ Amazon FBA

Để kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Amazon, seller (người bán hàng) có thể lựa chọn tự xử lý đơn hàng hoặc Amazon sẽ thay seller làm việc này. Tương ứng với hai lựa chọn, đó chính là dịch vụ Amazon FBM và Amazon FBA.

Amazon FBA, hay Fulfillment by Amazon là dịch vụ xử lý đơn hàng & quản lý kho bởi Amazon. Cụ thể, người bán gửi sản phẩm của mình đến các kho của Amazon, sau đó Amazon sẽ đảm nhiệm việc lưu kho, đóng gói, vận chuyển hàng đến khách hàng, và cả việc xử lý các vấn đề hậu mãi như đổi trả.

Điều này giúp người bán tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hoạt động logistics, đồng thời tận dụng mạng lưới vận chuyển toàn cầu của Amazon để tối ưu hóa thời gian giao hàng​.

Dịch vụ Amazon FBM (Fulfillment by Merchant) Dịch vụ Amazon FBA (Fulfillment by Amazon)
Cơ chế hoạt động Người bán tự quản lý toàn bộ quy trình, từ lưu trữ, đóng gói đến vận chuyển. Amazon quản lý toàn bộ quy trình lưu trữ, đóng gói, giao hàng và chăm sóc khách hàng cho người bán.
Ưu điểm Người bán linh hoạt hơn trong kiểm soát quy trình và chi phí vận hành xử lý đơn thấp hơn. Giảm bớt gánh nặng hậu cần và tiếp cận khách hàng cho người bán, cho phép họ tập trung vào kinh doanh.
Nhược điểm Cần nhiều nguồn lực hơn để vận hành như nhân sự, kho bãi, đơn vị vận chuyển,… Chi phí vận hành xử lý đơn cao hơn.
Trách nhiệm của Amazon
  • Nền tảng bán hàng: Amazon cung cấp nền tảng để người bán đăng sản phẩm và quản lý danh sách bán hàng.
  • Xử lý thanh toán: Amazon chịu trách nhiệm xử lý thanh toán từ khách hàng, bảo đảm an toàn cho các giao dịch.
  • Hỗ trợ quảng bá: Amazon cung cấp các công cụ tiếp thị và quảng cáo để người bán có thể thu hút khách hàng (ví dụ: Amazon Ads, Deals).
  • Chính sách và tiêu chuẩn: Amazon giám sát để đảm bảo người bán tuân thủ các chính sách về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và vận chuyển.
  • Đánh giá và xếp hạng: Amazon cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm và người bán, từ đó xây dựng uy tín cho người bán trên nền tảng.
Ngoài các trách nhiệm giống với FBM, Amazon còn có trách nhiệm:

  • Quản lý hàng tồn kho
  • Đóng gói & vận chuyển
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Giao hàng nhanh

Quy trình vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA

Quy trình vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA gồm 4 bước chính:

1. Đăng ký sử dụng dịch vụ Amazon FBA

Seller (người bán) đăng nhập vào tài khoản Amazon, sau đó vào mục “Setting” và chọn “Fulfillment by Amazon” để kích hoạt dịch vụ Amazon FBA cho tài khoản.

Nội dung liên quan:  Amazon Best Seller là gì? Làm thế nào để trở thành Best Seller năm 2024

Đối với các sản phẩm dùng dịch vụ FBA, khi listing (liên kê) sản phẩm lên sàn, người bán chọn mục “Fulfillment by Amazon”.

2. Tạo kế hoạch vận chuyển (Shipping Plan)

Trên hệ thống Seller Central, người bán tạo kế hoạch vận chuyển bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, và nhận thông tin kho mà Amazon sẽ nhận hàng.

Amazon sở hữu hệ thống kho xưởng trải rộng khắp thế giới, với các trung tâm hoàn tất đơn hàng (Fulfillment Centers) tại các quốc gia như:

  • Hoa Kỳ: Amazon sở hữu hàng trăm trung tâm hoàn tất đơn hàng, phân loại, và giao hàng trên toàn nước Mỹ, trong đó có các tiểu bang như California, Texas, New York, Nevada, và Florida.
  • Châu Âu: Các trung tâm chính của Amazon ở châu Âu nằm tại Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Ý. Ngoài ra, các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển cũng có các kho phân phối lớn.
  • Châu Á: Amazon có các trung tâm lớn tại Ấn Độ, Nhật Bản, và Trung Quốc, phục vụ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hệ thống kho ở Singapore và Úc cũng giúp đáp ứng nhu cầu giao hàng tại khu vực này.
  • Canada và Mexico: Hệ thống kho bãi của Amazon tại hai quốc gia này giúp xử lý đơn hàng cho khu vực Bắc Mỹ.

Tùy vào khu vực người bán muốn kinh doanh, Amazon sẽ sắp xếp kho để hàng và thông tin đến người bán để người bán xây dựng kế hoạch vận chuyển.

3. Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa

Sau khi chuẩn bị hàng hóa, người bán cần thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của Amazon FBA. Cụ thể, Mỗi sản phẩm cần được dán mã vạch FNSKU để Amazon có thể theo dõi. Mỗi thùng hàng phải được đóng theo đúng tiêu chuẩn của Amazon và đi kèm với nhãn vận chuyển và mã vạch xác định nội dung bên trong của từng thùng.

4. Gửi hàng đến kho Amazon

Người bán thực hiện gửi hàng theo kế hoạch đã tạo, có thể sử dụng đối tác vận chuyển của Amazon hoặc dịch vụ bên ngoài. Amazon sẽ nhận và kiểm tra hàng hóa tại kho. Sản phẩm sẽ được lưu trữ trong kho và được Amazon xử lý đóng gói và vận chuyển đúng sản phẩm được dán mã tới khách khi có đơn hàng. Người bán có thể theo dõi tình trạng tồn kho và đơn hàng thông qua Seller Central.

Seller cần chuẩn bị gì khi vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA?

Để sử dụng dịch vụ Amazon FBA hiệu quả, người bán cần có kiến thức, hiểu biết về quản lý và tiêu chuẩn đóng sản phẩm. Cụ thể:

1. Đóng gói đúng kích thước và chất lượng hộp

Sử dụng hộp carton chắc chắn, có kích thước lớn hơn sản phẩm một chút để chứa lớp đệm. Cụ thể:

  • Kích thước hộp tối thiểu: 6″ x 4″ x 1″ (15 cm x 10 cm x 2,5 cm).
  • Kích thước tối đa cho các lô hàng tiêu chuẩn: 25″ x 18″ x 20″ (63,5 cm x 45,7 cm x 50,8 cm).
  • Trọng lượng tối đa: 50 pound (22,7 kg).

2. Tuân thủ tiêu chuẩn vật liệu đệm

Cần đảm bảo có ít nhất 2 inch (5 cm) vật liệu đệm xung quanh mỗi sản phẩm để tránh hư hại. Các vật liệu đệm phù hợp gồm màng xốp bong bóng, gối khí, hoặc miếng chèn xốp. Tránh sử dụng xốp xốp hoặc giấy vụn vì chúng không bảo vệ tốt và gây khó khăn khi mở gói tại kho Amazon.

3. Tuân thủ quy định ghi nhãn

Dán nhãn vận chuyển (Shipping Label) trên bề mặt phẳng của gói hàng để mã vạch dễ quét. Mã không được gấp qua các cạnh hoặc che khuất bởi băng dính, tránh làm chậm quá trình xử lý và giúp hàng hóa được theo dõi chính xác.

Đồng thời, trên mỗi sản phẩm lẻ cũng phải được dán nhãn FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit) do Amazon quy định, để theo dõi sản phẩm trong kho FBA theo người bán.

Các hình thức vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA

Có nhiều hình thức vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA, phù hợp với khối lượng hàng và địa điểm xuất phát. Người bán có thể chọn vận chuyển trực tiếp, qua đối tác của Amazon, hoặc tự tổ chức vận chuyển, giúp đảm bảo hàng đến kho nhanh chóng và an toàn.

Nội dung liên quan:  [:vi]Amazon FBA là gì? Tổng quan về dịch vụ Fulfillment by Amazon[:]

dịch vụ vận chuyển hàng vào kho amazon fba

Đường biển (LCL shipping và FCL shipping)

Đường biển là phương thức vận chuyển quốc tế phổ biến cho các lô hàng lớn khi gửi hàng vào kho Amazon FBA. Có hai hình thức chính:

LCL (Less than Container Load): Vận chuyển hàng lẻ, khi hàng của bạn không đủ để lấp đầy một container. Hàng của bạn sẽ được ghép với hàng của các bên khác. Chi phí thấp hơn nhưng thời gian vận chuyển có thể lâu hơn do cần phân chia hàng hóa.

FCL (Full Container Load): Vận chuyển nguyên container, khi hàng của bạn đủ để lấp đầy toàn bộ container. Phù hợp với lô hàng lớn, chi phí cao hơn nhưng thời gian vận chuyển nhanh hơn và ít rủi ro hư hỏng hơn. Đây cũng là hình thức vận chuyển vào kho Amazon FBA có thời gian nhận hàng và chi phí ở mức tương đối nhất, rẻ hơn đường hàng không và mắc hơn đường bộ.

Đường hàng không

Vận chuyển đường hàng không là lựa chọn vận chuyển quốc tế nhanh chóng và hiệu quả cho các lô hàng nhỏ, gọn khi gửi vào kho Amazon FBA. Phương thức này giúp rút ngắn thời gian giao hàng, thường chỉ mất vài ngày, phù hợp với các sản phẩm có giá trị cao hoặc cần giao nhanh, hạn sử dụng ngắn ngày.

Mặc dù chi phí cao hơn so với đường biển, nhưng đường hàng không đảm bảo tốc độ và độ an toàn, giúp hàng hóa nhanh chóng có mặt trên thị trường, đặc biệt là khi cần bổ sung hàng tồn kho khẩn cấp.

Đường bộ (chỉ áp dụng ở những nơi gần kho …)

Vận chuyển đường bộ là phương thức phổ biến cho các lô hàng nội địa khi gửi hàng vào kho Amazon FBA. Phù hợp cho khoảng cách ngắn hoặc trung bình, đường bộ mang lại sự linh hoạt và chi phí thấp hơn so với đường hàng không. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực, đặc biệt khi hàng hóa có kích thước trung bình hoặc lớn.

Tuy nhiên, thời gian vận chuyển có thể kéo dài hơn so với đường hàng không, tùy thuộc vào khoảng cách và điều kiện giao thông.

Các dịch vụ vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bên cung ứng dịch vụ vẩn chuyển hàng vào kho Amazon FBA. Nhìn chung, có hai nhóm dịch vụ chính, đó là:

  • Amazon-partnered carriers: Amazon hợp tác với các đơn vị vận chuyển như UPS, DHL, FedEx để cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá ưu đãi. Phù hợp cho các lô hàng nội địa tại Mỹ và châu Âu.
  • Non Amazon-partnered carriers: Là các đơn vị vận chuyển không có kí hợp đồng hợp tác với Amazon. Họ làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu người lên đơn vận chuyển. Ví dụ như DHL, FedEx, UPS (không chọn chương trình đối tác Amazon), Maersk, Cargolux.

Bên cạnh đó, người bán hoàn toàn có thể lựa chọn tự vận chuyển hàng hóa, mà không cần thông qua bất kì đơn vị vận chuyển trung gian nào. Ngoài ra khi làm POD (Print on demand), thị trường vẫn có một số đơn vị fulfillment (hoàn thiện đơn hàng) cũng có hỗ trợ dịch vụ FBA và dán Shipping Label, điển hình như BurgerPrints.

Thời gian vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA là bao lâu?

Tùy thuộc vào địa điểm gửi hàng và địa điểm nhận hàng, cũng như dịch vụ vận chuyển đường biển (LCL hay FCL) và đường hàng không, thời gian vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA sẽ khác nhau. Nhìn chung, thời gian thống kê được tương đối là:

Khu vực Đường hàng không Đường biển
Nội địa (Mỹ, châu Âu) 2-7 ngày 5-10 ngày
Châu Á – Mỹ 5-10 ngày 20-40 ngày
Châu Á – Châu Âu 5-10 ngày 25-45 ngày
Châu Âu – Mỹ 5-10 ngày 15-30 ngày
Mỹ – Châu Âu 5-10 ngày 15-30 ngày

dịch vụ vận chuyển hàng vào kho amazon fba

Chi phí vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA

Chi phí vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức vận chuyển, khối lượng, kích thước hàng hóa, và khoảng cách. Dưới đây là các chi phí chính:

dịch vụ vận chuyển hàng vào kho amazon fba

Chi phí dịch vụ FBA

Amazon FBA là gói dịch vụ được Amazon cung cấp, bao gồm nhiều loại chi phí liên quan đến quản lý và xử lý đơn hàng.

  • Phí hoàn thiện đơn hàng (Fulfillment Fees): Đây là phí Amazon tính cho việc xử lý đơn hàng bao gồm: đóng gói, vận chuyển, và chăm sóc khách hàng. Phí này được tính dựa trên trọng lượng và kích thước của sản phẩm. Hàng nhỏ gọn (Small Standard): Khoảng $2.50 – $3.50/sản phẩm. Hàng cồng kềnh (Large Standard hoặc Oversize): Có thể từ $5 – $10 hoặc hơn, tùy vào trọng lượng.
  • Phí xử lý trả hàng (Return Processing Fees): Phí này áp dụng cho các danh mục sản phẩm được Amazon cung cấp dịch vụ đổi trả miễn phí, như quần áo, giày dép. Chi phí thường tương đương với phí hoàn thiện đơn hàng ban đầu.
  • Phí hủy hàng hoặc chuyển hàng tồn (Removal/Disposal Fees): Nếu muốn hủy hoặc chuyển hàng tồn kho từ kho FBA về kho riêng, người bán sẽ chịu phí cho mỗi đơn vị sản phẩm. Phí hủy: Khoảng $0.15 – $0.30/sản phẩm. Phí trả hàng về: Khoảng $0.50 – $1.00/sản phẩm.
  • Phí dán nhãn (Labeling Fees): Nếu sản phẩm chưa được dán mã FNSKU, Amazon sẽ tính phí dán nhãn khoảng $0.30/sản phẩm nếu bạn yêu cầu họ thực hiện việc này.
  • Phí chuẩn bị hàng (Prep Service Fees): Nếu bạn yêu cầu Amazon đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hóa theo tiêu chuẩn, Amazon sẽ tính phí này, khoảng $1 – $2/sản phẩm, tùy loại sản phẩm và yêu cầu đóng gói.
  • Phí nhập kho và xử lý (Inbound Shipping Fees): Amazon tính phí xử lý cho mỗi lô hàng khi được gửi vào kho. Phí này phụ thuộc vào loại sản phẩm và khối lượng.
  • Phí quản lý hàng hóa chậm bán: Áp dụng nếu hàng tồn kho quá lâu (hơn 365 ngày).
Nội dung liên quan:  [:vi]Amazon choice là gì? Bí kíp để sở hữu biểu tượng Amazon Choice nhanh nhất[:]

Chi phí gửi hàng cho đơn vị vận chuyển/fulfillment

Nếu sử dụng đối tác vận chuyển của Amazon như UPS hoặc FedEx, người bán có thể được hưởng mức giá ưu đãi. Chi phí sẽ tính dựa trên khối lượng, kích thước và điểm đến. Đối với chọn đơn vị không phải đối tác Amazon, người bán có thể cân nhắc:

  • Đường hàng không: Chi phí cao, tính theo trọng lượng và kích thước, phù hợp với các lô hàng nhỏ hoặc cần vận chuyển nhanh.
  • Đường biển: Chi phí thấp hơn, thường tính theo container (FCL) hoặc theo khối lượng, trọng lượng (LCL) cho các lô hàng lớn.

Chi phí lưu kho FBA

Hàng hóa lưu trữ trong kho Amazon bị tính phí lưu trữ theo khối lượng và thời gian. Phí này dao động theo mùa:

  • Tháng 1 – 9: Thấp hơn, thường từ $0.75 – $2.40/foot khối.
  • Tháng 10 – 12: Tăng lên do mùa cao điểm, có thể từ $2.40 – $3.63/foot khối.

Bên cạnh đó, Amazon còn có phí lưu trữ dài hạn (Long-Term Storage Fees), áp dụng cho các sản phẩm lưu trữ hơn 365 ngày trong kho Amazon. Phí này khoảng $6.90/foot khối (tức là khoảng $6.90 cho 1/35 mét khối) hoặc $0.15/sản phẩm, tùy mức nào cao hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ Amazon FBA cho Seller POD

Với những đặc điểm nổi trội của dịch vụ Amazon FBA, các seller POD cũng có thể cân nhắc ứng dụng nhằm hỗ trợ xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây là một số lưu ý phân tích nhằm hỗ trợ seller POD: dịch vụ vận chuyển hàng vào kho amazon fba

Về ưu điểm, khi dùng dịch vụ Amazon FBA có thể giúp tăng khả hiển thị sản phẩm. Sản phẩm lưu kho FBA có thể được hưởng ưu đãi “Prime”, thu hút nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, hạn chế là FBA khó đáp ứng được đặc thù của seller POD. Vì POD chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng, nếu sử dụng dịch vụ FBA, thì seller POD phải đợi có thành phẩm, rồi mới giao đến kho Amazon để xử lý đơn hàng. Điều này khiến cho khách hàng phải đợi thời gian lâu hơn mà đáng ra họ phải đợi. Seller có thể giao trực tiếp đến khách hàng ngay khi có thành phẩm.

Vậy khi nào nên tận dụng Amazon FBA cho Seller POD? FBA sẽ phù hợp đối với các sản phẩm POD có thể dự đoán được sức mua lớn, có nhu cầu cao vào mùa sale. Seller sẽ chủ động sản xuất để có thành phẩm vật lý trước và gửi đến kho Amazon để lưu kho, chờ đơn hàng phát sinh để xử lý.

Tạm kết

Dịch vụ vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA đa dạng, phong phú. Người bán có nhiều lựa chọn hơn khi chọn đối tác vận chuyển của Amazon hay đơn vị không phải là đối tác của Amazon. Dịch vụ có nhiều chi phí dịch vụ đi kèm, vì vậy người bán cần nắm rõ, để làm sao tối đa hóa được lợi nhuận kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với seller POD cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ FBA này. Bấm theo dõi BurgerPrints ngay để có thêm nhiều kiến thức về kinh doanh trên Amazon nhé.

TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CÙNG BURGERPRINTS!
BẮT ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader